Hé lộ kho báu ở Rome sau trận hạn hán nghiêm trọng
Một trận hạn hán nghiêm trọng ở Ý đã làm lộ ra một kho báu ở Rome: một cây cầu được cho là do hoàng đế La Mã Nero xây dựng bị nhấn chìm dưới nước sông Tiber.
Sau một thời gian nắng nóng bất thường và lượng mưa thấp, giờ đây người ta có thể nhìn thấy những tàn tích của một cây cầu cổ trên sông Tiber ở Rome, Ý. Đó là di tích bằng đá của Pons Neronianus (tiếng Latinh có nghĩa là Cầu Nero).
Hoàng đế Nero, hoàng đế thứ năm của Đế chế La Mã từ năm 54 đến năm 68 sau Công nguyên, là một vị vua gây tranh cãi, người đã xây dựng các công trình công cộng và giành chiến thắng quân sự ở nước ngoài, nhưng cũng bỏ bê chính trị và tập trung nhiều thời gian và đam mê của mình vào nghệ thuật, âm nhạc và các cuộc đua ngựa.
Cầu Nero thời La Mã cổ đại hiện ra khi Ý bị hạn hán nghiêm trọng.
Các kho bạc của Rome cũng bị cạn kiệt trong thời gian ông cai trị, một phần là do việc xây dựng "Domus Aurea" (Cung điện vàng), Nero đã xây dựng ở trung tâm Rome sau trận hỏa hoạn lớn.
Trong thời gian trị vì của mình, ông đã giết mẹ và ít nhất một trong những người vợ của mình, và ông đã đấu tranh để xây dựng lại Rome sau khi một trận hỏa hoạn lớn tàn phá thành phố vào năm 64 sau Công nguyên. Nero đã tự sát vào năm 68 sau Công nguyên ở tuổi 30 sau khi bị tuyên bố là kẻ thù của công chúng.
Một số chuyên gia lưu ý rằng, phần còn lại của cây cầu này đã trở nên rõ ràng do mực nước thấp nhưng không chắc cây cầu này có phải do Nero xây dựng hay không.
Nhiều nguồn tin khác cho biết, cây cầu có thể được xây dựng trước thời kỳ cai trị của Nero. "Nguồn gốc của cây cầu là không chắc chắn, vì nó có khả năng là một cây cầu đã tồn tại ở đây trước triều đại của Nero và do đó Pons Neronianus có thể là sự tái tạo của một cây cầu trước đó", Nicholas Temple, giáo sư lịch sử kiến trúc tại Đại học London Metropolitan, cho biết.
Xây ở vị trí không tốt?
Rabun Taylor, giáo sư tại Đại học Texas ở Austin, Mỹ, cho biết, cây cầu được xây dựng trên một khúc cua hẹp trong một vùng lũ. Những khúc cua sông cắt qua lớp trầm tích thuần túy có xu hướng thay đổi hình dạng, vì vậy bờ của chúng dễ bị mất tiếp xúc với mố cầu.
Ông lưu ý rằng, đây có thể là những gì đã xảy ra với cây cầu của Nero - và nó cũng có thể đã xảy ra vào giữa những năm 200 sau Công nguyên, chưa đầy hai thế kỷ sau cái chết của Nero. Cây cầu có thể đã được tháo dỡ vào khoảng thời gian đó, và các trụ đá đã được lắp ráp lại để tạo ra một cây cầu mới ở một khu vực ổn định hơn ở hạ lưu.
Pons Neronianus đã kết nối Rome với một khu vực không có nhiều sự phát triển vào thời điểm đó. Trong khi một bên sông có Campus Martius, một số công trình công cộng (như nhà tắm và đền thờ), và được sử dụng để tổ chức các cuộc diễu hành quân sự, nối với một khu vực nơi Vatican, bây giờ đã có một số ngôi nhà lớn.
Mary Boatwright, giáo sư danh dự về các nghiên cứu cổ điển tại Đại học Duke, Anh cho biết: "Luôn luôn là tốt để kết nối hai bờ sông Tiber, nhưng khu vực Vatican chủ yếu là các điền trang tư nhân cho đến khi xảy ra trận hỏa hoạn năm 64. Phải đến những năm 130 sau Công Nguyên, sự phát triển mới bắt đầu trong khu vực".
Pons Neronianus quan trọng cả về mặt chiến lược và biểu tượng đối với Rome. Một bên của cây cầu nằm gần khu vực nơi quân đội La Mã sẽ tập hợp để diễu hành trong chiến thắng và có khả năng là một phần của tuyến đường diễu hành. Lộ trình chính xác của đám diễu hành này là không chắc chắn, nhưng có vẻ như có khả năng là Pons Neronianus [và bất kỳ cây cầu nào trước nó] đóng vai trò là cây cầu bắc qua sông.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Gặp điều kỳ quặc này, bạn có thể là "con lai" của loài người khác
Các nhà khoa học đã phát hiện thêm một khác biệt giữa những người Homo sapiens thuần chủng và những người có liên quan đến cuộc hôn phối dị chủng với một loài người khác tận 60.000 năm trước.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.
