Hé lộ nguyên mẫu máy bay siêu thanh chạy bằng hydro
Startup hàng không vũ trụ châu Âu Destinus hé lộ nguyên mẫu máy bay hydro Destinus 3 tại triển lãm Paris Air Show diễn ra từ ngày 19 - 25/6.
Destinus đặt mục tiêu sản xuất máy bay chạy bằng hydro với khả năng chở hành khách giữa Frankfurt và Thượng Hải chỉ trong chưa đầy 3 tiếng, tiết kiệm 8 tiếng so với máy bay truyền thống, Interesting Engineering hôm 20/6 đưa tin. Điều thú vị nhất trong kế hoạch của Destinus là dùng hydro làm nhiên liệu, xóa bỏ những nghi ngờ về khí thải khi vận chuyển.
Nguyên mẫu máy bay Destinus 3. (Ảnh: Destinus).
Hydro được chọn làm nhiên liệu vì giá trị năng lượng cao gấp ba lần dầu kerosene thường dùng trong máy bay ngày nay. Hơn nữa, nhiên liệu này còn có khả năng làm mát tốt, lý tưởng cho động cơ chu trình hỗn hợp. Loại động cơ này gồm một động cơ turbo phản lực có thể mang lại tốc độ cận âm và siêu thanh. Bên cạnh đó, Destinus cũng thiết kế một bộ đốt sau với khả năng cung cấp thêm lực đẩy khi cần.
Destinus lên kế hoạch ra mắt máy bay thương mại chạy hoàn toàn bằng hydro đầu tiên khoảng năm 2030 - 2032. Mang tên Destinus S, mẫu máy bay này dự kiến chở 25 hành khách và có tốc độ Mach 5 (gấp 5 lần tốc độ âm thanh), nhanh hơn máy bay siêu thanh huyền thoại Concorde.
Khoảng một thập kỷ sau đó, Destinus dự định tung ra Destinus L, phiên bản lớn hơn với khả năng chở tới 400 hành khách. Mẫu máy bay này dự kiến di chuyển với tốc độ Mach 6, chạy bằng hydro lạnh.
Đến nay, Destinus đã thử nghiệm bay thành công với nguyên mẫu đầu tiên Destinus 1, máy bay dài 4 m, còn gọi là Jungfrau. Tháng 10 năm ngoái, công ty thử nghiệm máy bay Eiger dài gần 10 m với tốc độ cận âm. Tháng trước, Destinus thử nghiệm thành công công nghệ đốt sau với nhiên liệu hydro, công nghệ này cũng được trang bị cho Destinus 3.
Ngoài nhiên liệu hydro, Destinus cũng sẽ giới thiệu hệ thống lái tự động mới với Destinus 3. Các chuyến bay sử dụng hydro lỏng làm nhiên liệu dự kiến bắt đầu vào đầu năm sau. Trong giai đoạn đầu, Destinus sẽ cố gắng thực hiện chuyến bay cận âm và hướng đến chuyến bay siêu thanh vào nửa cuối năm 2024.

Hôm nay, “ánh sáng DaVinci” hiện ra khi 2 hành tinh thẳng hàng Mặt trăng
Không chỉ Mặt trăng tỏa ánh sáng bạc xuống Trái đất mà Trái đất cũng có lúc chiếu sáng ngược lại vệ tinh của mình, tạo nên một “bóng trăng ma” hiếm gặp đúng ngày Hạ chí 21-6.

Phát hiện vật thể nóng nhất vũ trụ, vượt xa mức nhiệt của Mặt trời
Nhóm các nhà nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra sao lùn nâu có mức nhiệt vượt xa mức nhiệt do Mặt trời phát ra.

Dùng tên lửa để cắt ngắn thời gian bay quốc tế
Các công ty hàng không tư nhân đang khám phá khả năng sử dụng tên lửa để chở hành khách bay đường dài trong thời gian ngắn hơn nhiều máy bay thương mại.

Nhật Bản dùng tia vũ trụ theo dõi chuyển động trong lòng đất
Các nhà khoa học phát triển hệ thống định vị toàn cầu có thể theo dõi cả những chuyển động dưới lòng đất nhờ tia vũ trụ mạnh mẽ.

Tia sáng xanh bí ẩn lóe lên từ hành tinh "có thể có dạng sống kỳ lạ"
Trong hình ảnh đặc biệt được chụp bởi tàu Juno của NASA, một đốm sáng xanh kỳ lạ lóe lên giữa biển mây của sao Mộc - một trong những hành tinh có thể nhìn rõ ràng nhất từ Trái đất.

"Siêu tên lửa" Ariane 5 của châu Âu bị ngưng phóng vì lý do kỹ thuật
Tên lửa Ariane 5 của ESA dự kiến sẽ được phóng ngày hôm nay 16/6, nhưng đã bị hủy vì lý do kỹ thuật.
