Hệ Mặt trời ’già’ hơn so với chúng ta nghĩ
Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng hệ mặt trời nhiều tuổi hơn chúng ta nghĩ sau khi phân tích những vật chất của một thiên thạch được phát hiện tại sa mạc Sahara trên lãnh thổ Morocco vào năm 2004.
Những vật chất trong thiên thạch nặng 1,49 kg này là những vật chất đầu tiên được sinh ra sau sự hình thành của Mặt trời.
Hệ Mặt trời có thể già hơn gần 2 triệu tuổi so với những gì chúng ta đã suy đoán.
Ảnh: Telegraph
Các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học bang Arizona đã sử dụng công nghệ phân tích các đồng vị chì để xác định chính xác niên đại của các khoáng chất trong mảnh thiên thạch trên. Kết quả, các nhà khoa học đã xác định được viên đá vũ trụ này có tuổi đời là 4,5682 tỷ năm, sớm hơn khoảng 300.000 đến 1,9 triệu năm so với những suy đoán của chúng ta trước đây.
Nhóm nghiên cứu cũng khẳng định đây cũng được coi là những vật chất lâu đời nhất của hệ mặt trời được phát hiện cho đến thời điểm này.
"Thời điểm hệ mặt trời hình thành có thể được xác định là thời điểm hình thành của những hạt vật chất đầu tiên xung quanh Mặt trời”, tiến sĩ Audrey Bouvier, một nhà khoa học vũ trụ và là người đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho biết.
“Niên đại hình thành các vật chất đầu tiên trong hệ mặt trời có thể được xác định bằng các phân tích đồng vị phóng xạ của các vật chất trong thiên thạch được phát hiện trên Trái đất”.
Các nhà khoa học cho rằng việc xác định tuổi của hệ mặt trời có vai trò rất quan trọng trong việc giúp các nhà thiên văn học hiểu hơn về việc mặt trời và các hành tinh đã được hình thành như thế nào.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
