Hệ thống độc đáo giúp thành phố Trung Cổ đối phó hạn hán
Great Zimbabwe là một siêu đô thị Trung Cổ của châu Phi và có mạng lưới hố chứa nước đảm bảo cung cấp nước cho người dân trong mọi mùa.
Tàn tích của thành phố Great Zimbabwe nhìn từ trên cao. (Ảnh: Janice Bell).
Great Zimbabwe là thành phố lớn đầu tiên ở phía nam châu Phi, nơi ở của khoảng 18.000 người vào thời kỳ huy hoàng. Giới nghiên cứu chưa biết rõ nguyên nhân khiến siêu đô thị thời Trung Cổ này lụi tàn nhưng một nhóm nhà khảo cổ tìm thấy bằng chứng về hệ thống lưu trữ nước giúp thành phố tồn tại trong hạn hán, Science Alert hôm 30/1 đưa tin.
Các chuyên gia đến từ Đan Mạch, Nam Phi, Anh và Zimbabwe cho rằng một loạt hố trũng hình tròn lớn gọi là hố dhaka ở quanh thành phố không phải được dùng để đào đất sét mà dùng để thu thập nước. Ví dụ, nhiều hố dhaka ở chân sườn đồi có thể thu thập nước mưa và nước ngầm. Nhiều hố khác nằm quanh những dòng suối chảy qua thành phố.
Theo nhóm nghiên cứu, bằng cách thu thập nước mưa và dựng rào ngăn một số đoạn sông suối, người dân sống trong thành phố có thể đảm bảo luôn có sẵn nước uống và tưới tiêu nông nghiệp vào phần lớn thời gian trong năm, ngay cả trong mùa khô. Chẳng hạn, nhiều cây cối ở gần dhaka phát triển nhờ nguồn nước sông hoặc nước ngầm giúp duy trì độ ẩm cao trong đất.
Các nhà khoa học thu được phát hiện mới về vai trò của hố dhaka ở Great Zimbabwe nhờ dùng phương pháp quét laser từ trên cao để khảo sát những đặc điểm của di chỉ, thậm chí ở nơi cây cỏ mọc dày. Họ cũng sử dụng kết quả khảo sát mặt đất và trò chuyện với cộng đồng ở địa phương. Việc tính toán lượng nước tất cả hố dhaka quanh thành phố có thể chứa được rất khó khăn, đặc biệt do đây là nghiên cứu đầu tiên kiểm tra cấu trúc này. Tuy nhiên, các ước tính chỉ ra hố dhaka có thể lưu trữ hơn 18 triệu lít nước. Nhóm nghiên cứu công bố phát hiện trên tạp chí Anthropocene.
Vào thời kỳ huy hoàng của Great Zimbabwe từ giữa thế kỷ 11 đến thế kỷ 15, thành phố là nơi ở của tầng lớp quý tộc thống trị, lãnh đạo tôn giáo, thợ thủ công và thương nhân. Hiện nay, lịch sử của Great Zimbabwe vẫn là bí ẩn lớn. Có thể thành phố sụp đổ do biến đổi khí hậu, ngay cả với hệ thống điều phối nước như vậy.

Quét laser ngọn đồi hoang, "pháo đài ma" Trung Cổ hiện nguyên hình
Một khảo sát bằng LiDAR, một phương tiện viễn thám dùng laser để xác định các cấu trúc ẩn, đã làm lộ ra một pháo đài khổng lồ với 30 toà tháp trên một ngọn đồi hoang ở Tây Ban Nha.

20 đồng xu thời Bắc Tống của Trung Quốc được khai quật… ở Hàn Quốc
Viện Di tích văn hóa Hàn Quốc thông báo 20 đồng xu thời Bắc Tống (960-1127) và một tháp đồng đã được khai quật tại ngôi đền trên đảo Jeju, China News đưa tin.

Khai quật được nguyên tòa thành cổ La Mã 1.800 năm tuổi
Một nhóm nhà khảo cổ học công bố việc phát hiện một thành phố từ thời La Mã đầy kỳ lạ tại Luxor, miền nam Ai Cập.

Bọ cạp thủy quái dài 1,1m hiện hình nguyên vẹn sau 303 triệu năm
Trong một phiến đá cổ xưa tại vùng châu thổ sông kỷ Than Đá đã được tìm thấy một con bọ cạp biển khổng lồ, thuộc về loài bọ cạp biển lớn đầu tiên được ghi nhận trên thế giới.

Tìm thấy dấu tay bí ẩn dưới con hào 1.000 năm
Bàn tay bí ẩn khắc trên tường đá tại một con hào cổ, được xây dựng từ thế kỷ thứ 10 vừa được các chuyên gia tìm thấy.

Phát hiện một số ngôi mộ cổ chứa xác ướp lâu đời và hoàn chỉnh nhất được tìm thấy tại Ai Cập
Ngày 26/1, các nhà khảo cổ tại Ai Cập đã tìm thấy một số ngôi mộ của quý tộc từ triều đại thứ 5 và thứ 6 trong thời kỳ Cổ Vương quốc.
