Hệ thống drone kép có thể bay trên không và lặn dưới nước
Các kỹ sư phát triển hệ thống kết hợp drone nhiều cánh và drone lặn dưới nước có thể dùng để kiểm tra bảo dưỡng công trình và tìm kiếm cứu nạn.
Hệ thống Sea-Air Integrated Drone sử dụng drone nhiều cánh của Prodrone để chở drone hoạt động dưới nước Fifish. (Ảnh: Qysea)
Dù drone dưới nước có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ, việc đưa thiết bị tới khu vực lặn đôi khi vẫn gặp nhiều khó khăn. Các kỹ sư tạo ra một hệ thống mới sử dụng drone trên không để vận chuyển và triển khai drone dưới nước. Mang tên Sea-Air Integrated Drone, thiết kế lai này được giới thiệu gần đây tại công viên giải trí Hakkeijima Sea Paradise ở Yokohama, Nhật Bản. Đây là kết quả hợp tác giữa nhà vận hành viễn thông KDDI, nhà sản xuất drone trên không Prodrone và công ty robot dưới nước Qysea.
Hệ thống mới sử dụng một trong số những drone nhiều cánh hoạt động trong mọi thời tiết của Prodrone, kết hợp với drone dưới nước Fifish Pro V6 Plus của Qysea. Fifish Pro V6 Plus còn được gọi là phương tiện vận hành từ xa (ROV) cỡ nhỏ. Fifish sẽ nằm trong một chiếc lồng mở nhanh gắn dưới bụng drone nhiều cánh.
Chuyên viên vận hành đứng trên bờ sử dụng liên lạc di động tầm xa để điều khiển hệ thống bay tới điểm đến trên bờ. Phương tiện được dẫn đường bởi cả định vị vệ tinh và dữ liệu thời gian thực từ camera trên drone nhiều cánh. Người sử dụng sau đó hạ cánh phương tiện trên mặt nước. Fifish được đưa ra khỏi lồng nhưng vẫn nối với drone nhiều cánh qua sợi cáp điện kiêm cáp liên lạc dài. Fifish sẽ tiến hành lặn dưới sự điều khiển từ xa của người vận hành. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ lặn, tời điện của drone nhiều cánh sẽ kéo Fifish trở lại lồng để bay vào bờ.
Một số ứng dụng khả thi của hệ thống bao gồm kiểm tra, bảo dưỡng hoặc sửa chữa hệ thống dưới nước, turbine gió ngoài khơi hoặc công trình dưới biển. Ngoài ra, drone lai có thể phục vụ nghiên cứu khoa học, kiểm tra mũi tàu hoặc trong nhiệm vụ tìm kiếm và cứu nạn.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…
