Chiếc nĩa thần kỳ có thể thay đổi hương vị của thức ăn
Chiếc nĩa có thể khiến những miếng gà rán, những miếng bò bít tết trở nên đậm đà hơn.
Bạn có biết rằng điện có thể thay đổi hương vị của thức ăn không? Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tạo ra một chiếc nĩa điện có thể khiến cho thức ăn trở nên đậm đà hơn, nó có thể đóng vai trò để thay thế cho một số gia vị phổ biến.
Theo Hiromi Nakamura, một thành viên nghiên cứu tại Đại học Tokyo Meiji, công nghệ này có thể rất hữu ích cho những người đăng ăn kiêng. Ví dụ, một bệnh nhân huyết áp thấp có thể dễ dàng thực hiện chế độ ăn ít muối mà vẫn có thể thưởng thức các món ăn với vị đậm đà. Chiếc nĩa điện này không làm thức ăn của bạn trở nên quá mặn. Điện áp mà chiếc nĩa điện này phát ra cũng có áp suất rất nhỏ vì vậy sẽ người dùng sẽ không thể bị điện giật.
Những người ăn kiêng có thể sử dụng chiếc nĩa điện này để tăng phần đậm đà của các món ăn. (Ảnh: OC).
Ý tưởng truyền điện vào thức ăn để làm thay đổi hương vị được giới thiệu lần đầu tiên tại Hội nghị Tương tác giữa Con người với Máy tính ở Austin, Texas, vào năm 2012. Nakamura và nhóm của cô đã kết nối sợi dây với một viên pin có dòng điện 9 volt và luồn nó vào một ống hút đặt trong một cốc nước chanh. Các tình nguyện viên đã thử uống cốc nước chanh bằng ống hút dẫn điện do nhóm của Nakamura tạo ra và họ đã rất bất ngờ. Cốc nước chanh đã có vị như một cốc chanh muối vì điện đã mô phỏng lại mùi vị của muối.
Nakamura, cùng với giáo sư Homei Miyashita, gọi ý tưởng này là "Augmented Gustation" và đã cải tiến công nghệ này để có thể truyền điện tích vào thức ăn thông qua nĩa và đũa. Nakamura giải thích: "Phần kim loại của nĩa là một điện cực, và phần tay cầm là một điện cực khác. Khi người dùng lấy một miếng thức ăn bằng nĩa và đưa vào miệng, mạch điện sẽ được đóng lại. Khi người dùng lấy nĩa ra khỏi miệng, mạch điện sẽ được ngắt. Vì vậy, nó thực sự hoạt động như một chiếc công tắc tự động".
"Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra một loại hương vị mới. Loại hương vị mà trước đấy con người chúng ta không thể cảm nhận được".
Người dẫn chương trình Simon Klose của Munchies, người gần đây đã đến Nakamura để tự mình dùng thử nĩa điện chia sẻ rằng đây là một trong những trải nghiệm ăn uống thú vị nhất mà anh ấy từng được thử. Trong đoạn clip reaction trải nghiệm ăn bằng nĩa điện Klose chia sẻ rằng ban đầu khi nghe đến thức ăn điện, anh ấy đã cảm thấy khá e sợ. Tuy nhiên sau khi sử dụng chiếc nĩa điện để ăn những miếng gà rán thì Klose lại cảm thấy rất thích thú. Anh ấy cảm thấy miếng gà trở nên đậm đà một cách đáng kinh ngạc.
Klose chia sẻ: "Độ mặn của miếng gà được tăng lên khi ăn bằng nĩa điện. Điều này thật tuyệt vời. Ngoài vị mặn nó còn có một chút vị cay nữa".
Vị của điện thực ra đã được phát hiện từ 250 năm trước. (Ảnh: OC).
Nakuma chia sẻ rằng, thực ra vị của điện đã có từ hơn 250 trước - nó được phát hiện bởi một người tên là Sulzer. "Một trong những yếu tố đầu tiên khiến cho Alessandro Volta quyết định nghiên cứu và phát minh ra pin là khi Sulzer lấy hai tấm kim loại khác nhau và đặt chúng lên lưỡi của mình. Sulzer đã lập tức thấy một loại mùi vị lạ, được cho là của điện. Và đó là cách những viên pin được sinh ra".
Nakuma cho biết, thực chất điện không có bất cứ vị gì. Cô nói: "Trên lưỡi của chúng ta có những tế bào vị giác của các vị cơ bản như ngọt, mặn, đắng, chua. Điện chỉ đóng vai trò kích thích các vị giác đó".
Nakamura đã ăn thức ăn chứa điện trong ba đến bốn năm qua để có thể hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của nó. "Chúng tôi đang làm việc dựa trên các giác quan có sẵn của con người. Chúng tôi đang phát minh ra thiết bị để truyền dòng điện vào lưỡi qua đó kích thích vị giác và tạo ra các vị giác ảo".

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.
