Hệ thống Glonass của Nga đã phủ sóng toàn cầu
Theo THX, ngày 7/10, người đứng đầu Cơ quan vũ trụ Nga (Roscosmos), ông Vladimir Popovkin cho biết Nga đã hoàn tất việc triển khai Hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (Glonass).
>>> Nga phóng vệ tinh viễn thông của Mỹ lên vũ trụ
Glonass, tương tự như Hệ thống định vị toàn cầu của Mỹ (GPS), được thiết kế cho cả mục đích dân sự lẫn quân sự.
Hệ thống vệ tinh này bao gồm 24 vệ tinh hoạt động và khoảng từ 2-3 vệ tinh dự phòng trên quỹ đạo nhằm bảo đảm phủ sóng toàn cầu.
Phát biểu tại Duma Quốc gia, ông Popovkin nói: "Hôm nay, hệ thống Glonass của Nga đã thực sự phủ sóng toàn cầu và luôn sẵn sàng ở mọi thời khắc cho người sử dụng biết họ đang ở đâu. Với việc phóng một vệ tinh Glonass-M vào đầu tháng 10, chúng tôi đã hoàn tất việc thiết lập hệ thống vệ tinh trên quỹ đạo. Giờ đây, chúng ta sẽ phát triển cơ sở hạ tầng mặt đất của hệ thống để làm tăng độ chính xác của Glonass mức 5-6 mét hiện nay lên 1 mét vào năm 2015."
Hiện Nga có 28 vệ tinh định vị toàn cầu trên quỹ đạo, trong đó 23 vệ tinh đang hoạt động, hai chiếc chuẩn bị được đưa vào hoạt động và ba chiếc đang trong quá trình bảo dưỡng.
Theo ông Popovkin, trong vòng vài năm tới, một trong những ưu tiên của Roscosmos là phát triển các vệ tinh viễn thông và thời tiết cũng như các vệ tinh viễn thám Trái Đất.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
