Hệ thống internet vệ tinh Starlink có thể bị hack, gián đoạn hoạt động chỉ bằng bảng mạch giá 25 USD
Trong màn trình diễn của nhà nghiên cứu bảo mật Lennert Wouters, bảng mạch giá rẻ này có thể làm gián đoạn hoạt động của Starlink hoặc thậm chí vô hiệu hóa một phần trong hệ thống của nó.
Với hơn 3.000 vệ tinh nhỏ trên quỹ đạo Trái đất, hãng SpaceX của tỷ phú Elon Musk đang sở hữu một mạng lưới vệ tinh bao trùm toàn cầu, có khả năng cung cấp internet vệ tinh cho 36 quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, bằng một thiết bị chỉ có giá 25 USD, một nhà nghiên cứu bảo mật người Bỉ có thể hack vào đĩa thu tín hiệu vệ tinh của Starlink thông qua một lỗ hổng nghiêm trọng mà ông phát hiện ra.
Trong hội nghị bảo mật Black Hat tuần trước tại Las Vegas, nhà nghiên cứu Lennert Wouters đã trình diễn mình có thể hack vào hệ thống internet của Starlink thông qua một bảng mạch tùy chỉnh giá rẻ, được làm từ các bộ phận dễ kiếm trên thị trường.
Đĩa thu tín hiệu internet của Starlink.
Tuy nhiên, ông vẫn cần phải tiếp cận vật lý đĩa thu tín hiệu internet của Starlink để gắn bảng mạch tùy chỉnh này lên nó. Sau khi được gắn vào đĩa vệ tinh, bảng mạch này có thể truy cập vào phần mềm của nó, qua mặt lớp bảo mật của Starlink và cho phép Wouters điều khiển các chức năng của nó. Trong cuộc tấn công thử nghiệm, Wouters có thể làm gián đoạn tín hiệu cũng như mở ra khả năng khóa lại một số phần trong hệ thống của Starlink.
"Giả sử bạn là kẻ tấn công và muốn tấn công vào chính vệ tinh." Wouters nói với trang Wired. "Bạn có thể phải xây dựng một hệ thống của riêng mình để giao tiếp với vệ tinh, nhưng điều này rất khó khăn. Vì vậy, nếu bạn muốn tấn công vào vệ tinh đó, sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu bạn đi qua đĩa thu tín hiệu được cấp cho người dùng".
Bảng mạch với con chip tùy chỉnh để hack hệ thống Starlink.
Hệ thống của Starlink được chia thành 3 phần chính: vệ tinh, cổng giao tiếp để gửi đi các kết nối internet và đĩa thu tín hiệu của người dùng – còn được nhân viên của Musk gọi là "Dishy McFlatface" – hay đĩa đựng thức ăn. Nghiên cứu về lỗ hổng của Starlink của Wouters tập trung vào các đĩa thu tín hiệu này.
Năm ngoái Wouters đã tiết lộ lỗ hổng này cho SpaceX thông qua chương trình tiền thưởng phát hiện lỗ hổng của công ty. Không lâu sau đó, Starlink cũng phát hành một tài liệu giải thích về cách họ bảo mật hệ thống này cùng với một bản cập nhật firmware "làm cuộc tấn công này khó thực hiện hơn, nhưng vẫn có khả năng làm được." Chính vì vậy, Wouters cho rằng cách chắc chắn để tránh được cuộc tấn công này là tạo ra một phiên bản chip mới cho đĩa vệ tinh Starlink.
Hiện tại, Wouters đã công bố các chi tiết về bảng mạch tùy chỉnh của mình cũng như phần code của cuộc tấn công trên GitHub để người khác có thể tiếp cận được.

Xem trạm ISS hiện đang ở đâu chỉ bằng những trang web đơn giản này
Bài viết sẽ chia sẻ một số cách giúp bạn dễ dàng theo dõi vị trí hiện tại của trạm ISS ở trên bầu trời.

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)
Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Lực đẩy của siêu tên lửa Mỹ sắp phóng ngay tháng 8: Bữa tiệc cho mọi giác quan!
Sự kiện Mỹ phóng siêu tên lửa SLS sắp diễn ra. Dự kiến, hàng trăm nghìn người sẽ xem tận mắt khoảnh khắc lịch sử này.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.
