Hệ thống kính viễn vọng có thể cùng lúc “nghe - nhìn” vũ trụ
Bằng cách liên kết kính viễn vọng quang học và kính viễn vọng vô tuyến, hệ thống này cung cấp một công cụ tiên tiến bậc nhất thế giới để nghiên cứu thiên văn học, khi mà các chuyên gia có thể đồng thời “nhìn và nghe” vũ trụ!
MeerKAT là một giàn 64 đĩa vệ tinh trải đều trên diện tích 8km, được liên kết với nhau.
Khác với kính viễn vọng quang, vốn được nhiều người biết đến, kính viễn vọng vô tuyến sử dụng sóng âm để “quan sát” vũ trụ thay vì hình ảnh.
Nói một cách chính xác hơn, loại kính viễn vọng này thực chất là một ăng ten khổng lồ có hình chảo Parabol. Nhiệm vụ của chúng là thu thập các nguồn phát sóng vô tuyến trong vũ trụ. Tín hiệu vô tuyến thu được này thường được dùng như thông tin ban đầu để xác định tọa độ của các hiện tượng xảy ra ngoài không gian; ở bước tiếp theo, các nhà khoa học sẽ sử dụng kính viễn vọng quang để quan sát trực quan hiện tượng đó.
Kính viễn vọng vô tuyến MeerKAT chính là phần đầu tiên của “Square Kilometer Array” – Hệ thống kính viễn vọng vô tuyến mạnh nhất Trái Đất, được xây dựng ở Nam Phi.
MeerKAT là một giàn 64 đĩa vệ tinh trải đều trên diện tích 8km, được liên kết với nhau. Chỉ tính riêng mỗi đĩa vệ tinh này đã cao 20 mét và nặng tương đương 7 con voi châu Phi. Được biết, tổng kinh phí để xây dựng công trình này lên đến 330 triệu USD và mất 10 năm để hoàn thành.
Chưa dừng lại ở đó, bằng cách kết nối với kính viễn vọng quang học MeerLight, hệ thống cho phép các chuyên gia cùng lúc “nhìn và nghe” thấy vũ trụ, từ đó cung cấp một công cụ mạnh mẽ để nghiên cứu thiên văn học.

Tìm hiểu về kính viễn vọng không gian Hubble
Kính viễn vọng không gian Hubble, mang tên nhà thiên văn học Mỹ Edwin Powell Hubble lần đầu tiên được phóng lên quỹ đạo Trái Đất từ tháng 4/1990.

10 công trình kiến trúc nổi tiếng Sài Gòn
Dinh Độc Lập, nhà thờ Đức Bà, bến Nhà Rồng không chỉ thu hút du khách bởi ý nghĩa lịch sử mà còn là kiến trúc đặc sắc, lâu đời.

15 công trình cổ đại bí ẩn trên thế giới thách thức giới khoa học
Những người sống trên Trái Đất vào hàng ngàn năm trước đã tạo ra những công trình có quy mô đồ sộ và hết sức công phu.

Truyền thuyết bí ẩn về Vườn treo Babylon
Vườn treo Babylon được ghi chép lại rất nhiều trong các tài liệu của các nhà sử học Hy Lạp như Strabo và Diodorus Siculus, nhưng mặc khác lại có ít bằng chứng về sự hiện diện của chúng.

Đền Athèna và quần thể kiến trúc Acropole
Acropole là tên gọi của những quần thể công trình đền đài, tường thành, xây dựng trên những khu đồi cao, dùng vào mục đích lễ nghi hay tôn giáo. Khi ta dùng chữ Acropole với chữ A viết hoa ở đầu dó có nghĩa là Acropole ở Athènes

Công trường xây dựng trạm thủy điện lớn thứ hai thế giới
Bạch Hạc Than là công trình thủy điện đang được Trung Quốc xây dựng trên sông Kim Sa một nhánh thượng nguồn sông Dương Tử, nằm giữa tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam.
