Hệ thống tên lửa mạnh nhất thế giới Starship chuẩn bị lần phóng tiếp theo
Công ty Hàng không Vũ trụ SpaceX thông báo đang chuẩn bị cho lần tiếp theo phóng thử nghiệm hệ thống tên lửa Starship, sau khi đã được Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) “bật đèn xanh”.
Tên lửa đẩy Super Heavy mang theo tàu vũ trụ Starship rời bệ phóng tại Boca Chica, bang Texas (Mỹ) trong lần phóng thử nghiệm thứ hai, ngày 18/11/2023. (Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN).
Đây sẽ là lần phóng thử nghiệm thứ tư đối với hệ thống phóng mạnh nhất từng được chế tạo - với tiềm năng đưa con người lên sao Hỏa, cũng như hỗ trợ tham vọng của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đưa phi hành gia lên Mặt trăng vào cuối thập kỷ này.
Theo kế hoạch, Starship sẽ được phóng lúc 7h sáng 6/6 (giờ địa phương) từ Boca Chica, bang Texas. Điều kiện thời tiết được dự báo thuận lợi.
Trong một tuyên bố, SpaceX cho biết thử nghiệm lần này chuyển trọng tâm của công ty từ việc hoàn thành quỹ đạo sang khả năng trở về Trái đất và tái sử dụng Starship cũng như tầng tên lửa đẩy Super Heavy.
SpaceX đã thực hiện phóng thử nghiệm Starship lần thứ ba hồi tháng 3 vừa qua. Trong lần thử nghiệm đó, Starship đã bay nửa vòng quanh Trái đất và đã mất dấu vết khi trở lại bầu khí quyển ở Ấn Độ Dương sau 49 phút thực hiện sứ mệnh.
Đường bay lần phóng thứ 4 sẽ tương tự lần phóng thứ 3. Tuy nhiên, SpaceX cho biết họ đã thực hiện một số nâng cấp phần mềm và phần cứng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc hạ cánh nhẹ nhàng của tầng tên lửa đẩy và kiểm soát được việc đưa tầng trên vào quỹ đạo.
Với chiều cao 121m, Starship được thiết kế để có thể tái sử dụng toàn bộ. Tầng đẩy tăng áp Super Heavy có khả năng tạo ra lực đẩy 16,7 triệu pound (74,3 Meganewton), gần gấp đôi so với tên lửa mạnh thứ hai thế giới của NASA.

Lần đầu tiên trong lịch sử: 7 nước hợp lực cho "thần ưng Trái đất" phóng lên Mặt trăng
Vào đêm Giáng sinh 24/12/2023, một con tàu vũ trụ sẽ được phóng lên Mặt trăng nhằm thực hiện sứ mệnh thương mại chưa từng có trong lịch sử, Space.com thông tin hồi đầu tháng 12.

Hiện tượng thiên văn được Albert Einstein tiên đoán từ 1 thế kỷ trước
Thuyết tương đối rộng của Einstein đã tiên đoán đúng về sự xuất hiện của các vật thể lớn như lỗ đen nhị phân, dù hiện tượng này chưa từng được quan sát thấy.

Sputnik và mật mã mà người Mỹ không thể giải mã được
Vào ngày 4 tháng 10 năm 1957, Sputnik 1 là vật thể đầu tiên xâm nhập bầu khí quyển Trái đất theo kiểu có kiểm soát.

Lý giải mới về nguồn gốc của vật thể bí ẩn Oumuamua
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature đã đưa ra cách lý giải nguồn gốc của Oumuamua.

Thiên thạch lớn cỡ nào có thể phá hủy Trái đất?
Thiên thạch có kích thước bằng một ngôi nhà khi phát nổ có thể gây ra sức công phá mạnh hơn cả bom nguyên tử năm 1945, san bằng hầu hết tòa nhà trong bán kính gần 2.500m.

Phát hiện tiền thân của sự sống ở “tử địa” vũ trụ
Giữa một vùng không gian chết chóc, tràn ngập ánh sáng cực tím và các dạng tia vũ trụ khắc nghiệt khác, các yếu tố tiền thân của sự sống xuất hiện.
