Mỹ bắt được tín hiệu vô tuyến không thể giải thích từ sao Thổ

Nhìn vào một siêu bão đã hoành hành 100 năm trên sao Thổ bằng "mắt thần" của một trong các đài thiên văn vô tuyến mạnh nhất thế giới, các nhà khoa học phát hiện điều dị thường.

Công trình dẫn đầu bởi phó giáo sư Cheng Li từ Đại học Michigan (Mỹ) đã sử dụng hệ thống quan sát vô tuyến Very Large Array đặt tại New Mexico để nhìn xuyên qua lớp sương mù phía trên của sao Thổ, với hy vọng tìm thấy tàn dư hóa học của một siêu bão từng được quan sát năm 2010.


Một đợt bùng phát siêu bão trên sao Thổ - (Ảnh: NASA).

Đó là một chuỗi siêu bão bùng phát liên tục, chồng lấn trên sao Thổ tận hơn 100 năm trước, vẫn có thể nhìn thấy trong bầu khí quyển của hành tinh ngày nay, chứ không phải một thứ gì mới được tạo ra vài năm hay 1 thập kỷ.

Điều đó chỉ thực sự lộ diện dưới hình ảnh vô tuyến, thứ thể hiện được các dị thường hóa học dai dẳng là tàn tích của các siêu bão cổ xưa, có vẻ đã tan nhưng thật ra vẫn còn khuấy động bầu khí quyển, kết hợp với những hiện tượng mới hơn.

Như vậy có thể nói thứ mà họ nhìn vào không phải là siêu bão năm 2010 như tưởng tượng, mà là một siêu bão dai dẳng 100 năm tuổi vẫn tiếp tục hoạt động.

Giả thuyết lớn nhất cho điều này là việc các cơn bùng phát của siêu bão đã thúc đẩy một số quá trình vận chuyển amoniac bí ẩn, kéo khí amoniac từ tầng khí quyển trên của sao Thổ vào sâu bên dưới, có thể bằng hình thức những cơn mưa đá.

Những quả bóng amoniac rơi vào bầu khí quyển trước khi bay hơi trở lại, liên tục, tạo nên một quá trình hỗn độn kéo dài hàng trăm năm nay sau khi một cơn bão biến mất trong hình ảnh thông thường.

Theo PGS Li, kết quả trên không chỉ giải thích sự thật về những "Đốm Trắng Lớn" hiện ra khoảng 20-30 năm một lần ở bán cầu bắc sao Thổ, mà còn thách thức chúng ta về các ranh giới khí tượng học.

Từ năm 1876, các nhà khoa học đã quan sát được 6 "cơn bão lớn" trên sao Thổ, mà qua công trình này cho thấy có thể là 6 đợt bùng phát của một con quái vật lớn hơn, dai dẳng, bao trùm tất cả suốt 100 năm.

Nghiên cứu vẫn tiếp tục bởi siêu bão nói trên vẫn không ngừng hé lộ các tín hiệu vô tuyến dị thường mà các nhà khoa học chưa thể giải thích hết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vệ tinh của Nga có thể chụp ảnh Trái đất với độ phân giải lên tới nửa mét

Vệ tinh của Nga có thể chụp ảnh Trái đất với độ phân giải lên tới nửa mét

Vệ tinh radar Kondor-FKA-M thế hệ mới của Nga sẽ có khả năng chụp ảnh bề mặt Trái Đất với độ phân giải cao tới 0,5 mét.

Đăng ngày: 04/04/2025
Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!

Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!

Nếu không có Mặt trời giữ Trái ddất trên quỹ đạo, hành tinh của chúng ta có thể sẽ bắt đầu trôi vào không gian. Trong khi đó nhân loại phải cố gắng sống sót một cách tuyệt vọng.

Đăng ngày: 03/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
NASA/ESA chụp được

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Đăng ngày: 02/04/2025
Ảnh sốc từ NASA/ESA:

Ảnh sốc từ NASA/ESA: "Cửa sổ" vượt thời gian 2 tỉ năm cho chúng ta?

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được một vòng ánh sáng khổng lồ là 2 thiên hà va chạm.

Đăng ngày: 01/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News