Thêm 2 "thế giới sự sống xuất hiện ngay trong Hệ Mặt trời?
Ở quanh hành tinh xa xôi tới nỗi chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường, hai "thế giới sự sống" đã vô tình... phun thẳng vào tàu NASA thứ có thể gợi ý về một đại dương giống Trái đất.
Theo tờ Space, dữ liệu thú vị đó đã bị bỏ sót trong gần 4 thập kỷ, khi các nhà khoa học thế giới nỗ lực phân tích "kho báu" của Voyager 2 - một trong những tàu vũ trụ từng đi xa nhất của NASA, đã bắt đầu tiến vào không gian giữa các vì sao.
Đó là phần dữ liệu về sao Thiên Vương, hành tinh xếp thứ 7 trong Hệ Mặt trời. Trong số các mặt trăng quay quanh nó, có hai thế giới thú vị là Ariel và Miranda, được đặt tên theo nhân vật trong một vở kịch của Shakespeare thay vì theo các vị thần Hy Lạp - La Mã như các mặt trăng của những hành tinh khác.
Dữ liệu bức xạ và từ tính của tàu NASA vào năm 1986 cho thấy chúng đang thêm các hạt plasma vào hệ thống sao Thiên Vương.
Cơ chế mà chúng làm điều này chưa được biết, nhưng có một cơ chế mà theo các nhà thiên văn là rất "trêu ngươi": Chúng có thể sở hữu đại dương ngầm bên dưới bề mặt băng giá như Europa của Sao Mộc hay Enceladus của sao Thổ - những cái nổi tiếng là "mặt trăng sự sống" của Hệ Mặt trời.
Cách chúng giải phóng các chùm vật chất phun từ đại dương lên cũng rất giống cách mà Europa và Enceladus đã làm.
"Không có gì lạ khi các phép đo hạt năng lượng là tiền đề để khám phá các thế giới đại dương" - tác giả chính Ian Cohen từ Phòng thí nghiệm Vật lý ứng dụng John Hopkins (APL - bang Maryland, Mỹ), nói.
Như vậy, nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Cohen đã "nhặt" thêm được 2 thế giới đại dương tiềm năng, mà NASA vốn rất chào đón trong chuỗi dài những hoạt động tìm kiếm các thế giới có khả năng bảo tồn sự sống.
Điều này chỉ ra giá trị của một sứ mệnh tiềm năng trong tương lai: Đưa một tàu vũ trụ chuyên trách tiếp cận sao Thiên Vương và các mặt trăng bí ẩn của nó - với số đếm được đã lên tới 27.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Tháng 1 năm 2023: "Bạn của loài người tuyệt chủng" trở lại sau 50.000 năm
Trên bầu trời Trái Đất tháng 1-2023, lần đầu tiên sau 50.000 năm, một vật thể ma quái có thể được loài người nhìn thấy rõ bằng mắt thường.

Tìm thấy những ngôi sao "ma" lang thang khắp nơi hàng tỉ năm
Kính viễn vọng Hubble phát hiện nhiều ngôi sao "ma" trong các thiên hà khổng lồ. Chúng lang thang như những linh hồn lạc lối, với ánh sáng mờ ảo ma quái.

James Webb chụp được "hành tinh từ hư không" cách 2.000 năm ánh sáng
Vật thể không gian nửa hành tinh, nửa sao, khó lý giải và khó tìm kiếm bậc nhất vũ trụ đã lọt vào mắt thần của siêu kính viễn vọng 9 tỉ USD James Webb.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.
