Hiểm họa đằng sau vẻ đẹp cực quang của bão Mặt trời
Thông thường du khách thường phải bỏ ra một số tiền lớn và phải chịu đựng được thời tiết giá lạnh để có cơ hội chiêm ngưỡng cực quang, nhưng cuối tuần qua, nhiều người dân tại nhiều nơi trên thế giới chỉ cần ngước lên bầu trời đã có thể xem những màn trình diễn ánh sáng đầy màu sắc.
Cơn bão Mặt trời (bão địa từ) mạnh nhất trong 2 thập kỷ qua bất ngờ tấn công Trái đất hôm 10/5 đã tạo ra hình ảnh cực quang ngoạn mục với nhiều màu sắc, từ màu hồng, xanh lá cây, tím, trên bầu trời Mexico, miền Nam châu Âu và Nam Phi. Tuy nhiên, trái với cảm giác hào hứng, thích thú của người dân, những người có nhiệm vụ bảo vệ Trái đất khỏi tác động của những cơn bão Mặt trời mạnh lại lo ngại có một mối đe dọa đang ẩn sau những màu sắc tuyệt đẹp đó.
Hình ảnh cực quang tuyệt đẹp ở Palencia, Tây Ban Nha tạo ra sau trận bão Mặt trời mạnh nhất 20 năm. Ảnh cắt từ video do hãng tin Reuters phát ngày 12/5/2024.
Ông Quentin Verspieren, điều phối viên chương trình an toàn không gian của Cơ quan Vũ trụ châu Âu, nhấn mạnh: “Chúng ta cần hiểu rằng đằng sau vẻ đẹp này ẩn chứa mối nguy hiểm”.
Cùng chung quan điểm trên, ông Mike Bettwy, thuộc Trung tâm Dự báo Thời tiết Không gian Mỹ, cho biết các nhà khoa học đang tập trung vào những tác động tiềm ẩn nguy hiểm hơn của các cơn bão Mặt trời, trong đó có việc phá hủy lưới điện và vệ tinh, hoặc khiến các phi hành gia phải tiếp xúc với mức độ phóng xạ nguy hiểm.
Cực quang mới nhất được gây ra bởi cơn bão Mặt trời mạnh nhất kể từ "Bão Halloween" hồi tháng 10/2003, gây mất điện ở Thụy Điển và làm hư hỏng cơ sở hạ tầng điện ở Nam Phi. Theo ông Bettwy, dù cơn bão Mặt trời mới nhất này có vẻ gây ít thiệt hại hơn so với các cơn bão Mặt trời trước đó, song thường phải mất vài tuần mới có thể đánh giá đầy đủ tác động.
Trên thực tế, những cơn bão Mặt trời như cơn bão gần đây tạo ra điện áp và dòng điện từ, có thể khiến các thiết bị như vệ tinh và lưới điện bị quá tải. Đơn cử cơn bão Mặt trời tồi tệ nhất trong lịch sử xảy ra vào năm 1859, được biết đến là Sự kiện Carrington, từng khiến các trạm điện và nhiều thiết bị bốc cháy.
Theo giới khoa học, dù hiện nay các nước đã tăng cường cải thiện mạng lưới điện của mình, nhằm ngăn chặn tình trạng mất điện kéo dài như ở Thụy Điển năm 2003 hoặc Canada năm 1989, song để đối phó với các cơn bão Mặt trời sắp tới, người dân cần chuẩn bị thiết bị khẩn cấp để đề phòng mất điện, cũng như nước trong trường hợp các nhà máy nước ngừng hoạt động.
Bão Mặt trời là một vụ nổ năng lượng trên bề mặt Mặt trời. Chúng xuất hiện do sự giải phóng của từ trường Mặt trời - mạng lưới các đường sức từ bao quanh Mặt trời. Các đường sức từ này thường được tạo ra bởi các luồng plasma trên bề mặt Mặt trời. Khi các luồng plasma này va chạm với nhau, chúng có thể giải phóng một lượng lớn năng lượng, gây ra bão Mặt trời.

Những cách làm mát cơ thể đơn giản trong ngày nóng
Trong tình hình nắng nóng hoành hành trên toàn cầu, các chuyên gia đưa ra một số lưu ý về chế độ ăn uống và sinh hoạt có thể giúp cơ thể giải nhiệt hiệu quả hơn.

Những loại rau, trái cây kỵ nhau không nên ăn chung
Bạn không nên ăn kèm chuối với dưa hấu, đu đủ và chanh, dưa chuột cùng cà chua, cà rốt kết hợp cam...

Nghiên cứu của Harvard tiết lộ bài kiểm tra dự đoán thể lực của nam giới
Bài tập không cần đến dụng cụ nhưng tiết lộ nhiều điều về sức khoẻ của bạn.

Bí quyết trường thọ của người sống ở ngôi làng lạnh nhất thế giới
Mặc dù sống ở nơi lạnh nhất thế giới với nhiệt độ trung bình là âm 50 độ C, nhưng những người dân nơi đây vẫn có tuổi thọ trung bình khá cao.

Những sự thật thú vị về cơ thể con người
Trung bình mỗi người cười 15 lần một ngày, bạn không thể hắt hơi nếu không nhắm mắt, trên đầu mỗi người có cả thảy 125.000 sợi tóc...

Các nhà khoa học đã làm gì với bộ não của Albert Einstein
Albert Einstein (1879-1955) là nhà bác học thiên tài và kiệt xuất trong lịch sử phát triển nhân loại.
