Hiện tượng kỳ quái các phi hành gia gặp phải khi lơ lửng ngoài vũ trụ

Khi các phi hành gia được quét kiểm tra sức khỏe trước lúc thực hiện nhiệm vụ ngoài vũ trụ, các bác sĩ của NASA phát hiện hiện tượng máu đóng cục trong mạch máu của một phi hành gia. Điều này gây bất ngờ cho các bác sĩ.

“Chúng tôi chưa bao giờ gặp phải trường hợp này, và cũng không nghĩ rằng sẽ gặp hiện tượng nằm ngoài những nghiên cứu của chúng tôi”, nhà khoa học NASA Karina Marshall-Goebel chia sẻ với The Atlantic.

Phi hành gia đó không mắc các hội chứng máu đông, nhưng vì gặp phải hiện tượng kì lạ này, người đó phải sử dụng thuốc làm loãng máu trong suốt thời gian thực hiện nhiệm vụ.

Hiện tượng “máu chảy ngược” là một mối nguy mới cho con người khi ở ngoài vũ trụ. Tuy nhiên, mọi chuyện chưa dừng lại ở đó. Các bác sĩ NASA đã thực hiện siêu âm tĩnh mạch cổ (tĩnh mạch chủ) cho 11 phi hành gia làm việc trên Trạm vũ trụ Quốc tế ISS.

Dòng máu trong tĩnh mạch cổ của 5 trong số 11 người đã bị đình trệ, không chảy liên tục, thậm chí chuyển động qua lại trong tĩnh mạch. Hiện tượng máu ứ đọng ở tĩnh mạch là vô cùng hiếm gặp, chỉ xảy ra một vài trường hợp bị tắc tĩnh mạch ở chân sau những chuyến bay dài.

Tĩnh mạch cổ rất quan trọng, nó nối giữa đầu và tim, giúp chuyển hóa máu thiếu oxy từ đầu xuống tim, giúp giảm áp lực trong não. Vì vậy, máu ứ đọng dẫn tới đông máu có thể gây tổn thương phổi, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Hiện tượng kỳ quái các phi hành gia gặp phải khi lơ lửng ngoài vũ trụ
NASA phát hiện hiện tượng “máu đổi chiều” hiếm gặp và nguy hiểm. (ảnh minh họa)

2 trong số các phi hành gia còn gặp phải hiện tượng kì lạ khi máu chảy ngược từ tim đến đầu. Các bác sĩ gọi đây là “hiện tượng cực kỳ bất thường”. Họ cho rằng máu đã đổi chiều vì bị tắc nghẽn. Tuy nhiên, hiện tượng này hết hoàn toàn khi họ trở lại Trái Đất.

Mặc dù không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, các bác sĩ vẫn cảnh báo hiện tượng này là vô cùng nguy hiểm. “Tuy nhiên, thật tốt khi phát hiện ra điều này sớm, việc theo dõi và ngăn chặn triệu chứng này sẽ được chúng tôi tập trung nghiên cứu ngay”, bác sĩ Karina kết luận.

Hiện NASA có kế hoạch mở tour du lịch lên Trạm Vũ trụ Quốc tế vào năm 2020, tuy nhiên để tham gia bạn cần “dư dả” khoảng 39 triệu Bảng Anh (hơn 1 ngàn tỷ VND).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Liệu có sự sống khác tồn tại trong Hệ Mặt trời?

Liệu có sự sống khác tồn tại trong Hệ Mặt trời?

Bên dưới lớp băng dày của vệ tinh Europa, trong hơi nước bốc lên từ vệ tinh Enceladus và những mặt hồ Metan trên vệ tinh Titan, liệu có đang tồn tại các dạng sống ngoài Trái Đất.

Đăng ngày: 14/12/2019
Dải Ngân Hà có khối lượng gấp 890 tỷ lần Mặt Trời

Dải Ngân Hà có khối lượng gấp 890 tỷ lần Mặt Trời

Dựa vào lực hấp dẫn và sự di chuyển của vật thể, các nhà khoa học tính toán khối lượng khổng lồ của dải Ngân Hà.

Đăng ngày: 14/12/2019
Elon Musk sắp đưa cây cần sa lên vũ trụ

Elon Musk sắp đưa cây cần sa lên vũ trụ

SpaceX, công ty sản xuất và phóng tàu vũ trụ của tỷ phú Elon Musk sẽ đưa cây cần sa và cây cà phê lên Trạm vũ trụ quốc tế vào tháng 3.

Đăng ngày: 13/12/2019
Blue Origin thử nghiệm tàu du lịch không gian

Blue Origin thử nghiệm tàu du lịch không gian

Chuyến bay hôm 11/12 có thể là một trong những lần thử nghiệm cuối cùng trước khi Blue Origin cung cấp dịch vụ du lịch không gian cho khách hàng.

Đăng ngày: 13/12/2019
Tiểu hành tinh đường kính 500m phun đá ra không gian

Tiểu hành tinh đường kính 500m phun đá ra không gian

Nhờ tàu vũ trụ NASA, các nhà khoa học quan sát được những đợt phun vật chất gồm hàng trăm viên đá nhỏ của tiểu hành tinh Bennu.

Đăng ngày: 13/12/2019
Sự thật bất ngờ về cơn mưa helium trên sao Mộc

Sự thật bất ngờ về cơn mưa helium trên sao Mộc

Nghiên cứu mới cho thấy mưa helium có thể rửa neon khỏi bầu khí quyển phía trên của sao Mộc. Sao Thổ nhỏ và lạnh hơn sao Mộc, và các nhà vật lý kỳ vọng, mưa helium sẽ còn phổ biến hơn.

Đăng ngày: 12/12/2019
Sắp có mưa sao băng đẹp và lớn nhất năm

Sắp có mưa sao băng đẹp và lớn nhất năm

Đêm thứ sáu rạng sáng ngày thứ bảy (13-14/12), người yêu thiên văn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng Geminids

Đăng ngày: 12/12/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News