Hiện tượng Trăng Xanh vào đêm giao thừa 2010
Trăng Xanh - một hiện tượng kỳ thú, sẽ lại xuất hiện đúng vào đêm giao thừa bước sang năm mới 2010 sau lần gần đây nhất 10 năm trước.
Theo định nghĩa của người phương Tây, Trăng Xanh là đêm trăng tròn thứ hai trong một tháng dương lịch, một hiện tượng có tần suất trung bình khoảng 2 năm rưỡi.
Trong tháng 12/2009 sẽ có hai lần trăng tròn vào ngày 2 và ngày 31. Việc Trăng Xanh xuất hiện đúng vào đêm giao thừa dương lịch là một sự kiện hiếm thấy.
Lần xuất hiện gần đây nhất của Trăng Xanh vào dịp giao thừa là năm 1990 và phi hành gia David Reneke làm việc cho Tạp chí Khoa học Châu Đại dương dự đoán sự trùng lặp này sẽ chỉ lặp lại vào năm 2028.
Hiện tượng trăng tròn lần thứ hai trong tháng dương lịch không có gì khác biệt so với bất cứ kỳ trăng tròn nào khác, tuy nhiên, mặt trăng có thể thay đổi màu sắc trong những điều kiện nào đó.
Chẳng hạn như cháy rừng hay các vụ phun trào núi lửa thường làm cho bầu khí quyển đậm đặc tro bụi, khiến cho Mặt Trăng trông có vẻ hơi xanh, thậm chí đỏ tía. Vụ phun trào của núi lửa Krakatoa ở Indonesia năm 1883 đã khiến cho bầu khí quyển của Trái Đất tràn ngập tro bụi đến nỗi Mặt Trăng có màu hơi xanh đến tận hai năm sau đó.
Theo Phi hành gia David Reneke, năm nay, Mặt Trăng sẽ không chuyển sang màu xanh và có thể sẽ chuyển sang màu đỏ khi quan sát từ các thành phố do tác động của khói pháo hoa. Do đó, cách thưởng thức Trăng Xanh tốt nhất là người xem cần tránh xa ánh đèn nơi thành phố.
Không ai biết chính xác khái niệm “Trăng Xanh” có nguồn gốc từ đâu và xuất hiện từ bao giờ. Tuy nhiên, ở phương Tây, cụm từ Trăng Xanh đã trở thành một cách nói ẩn dụ cho một sự kiện hiếm gặp.
Thuật ngữ này xuất hiện trong một cuốn sách tiếng Anh năm 1518 chỉ trích giới tăng lữ thời đó với nghĩa là ''nếu thấy Mặt Trăng có màu xanh thì phải tin rằng đó là sự thật''.
Một cách diễn giải khác của cụm từ cho thấy nó có nguồn gốc từ một từ cổ trong tiếng Anh có nghĩa là ''màu sắc'' hoặc ''kẻ phản bội'' vì giới tăng lữ gọi hiện tượng Mặt Trăng đến sớm khi tính tuần chay cho lễ Phục sinh là ''Trăng phản bội'' hoặc ''Mặt Trăng màu sắc''./.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
