Hình ảnh ấn tượng về "siêu trăng dâu tây" trên khắp thế giới
Từ Frankfurt, New York đến Istanbul, Bắc Kinh, những người yêu thích thiên văn học có thể chiêm ngưỡng siêu trăng - một khung cảnh ấn tượng - trên đường chân trời.
Khi xảy ra hiện tượng siêu trăng, trăng tròn dường như lớn hơn bình thường và đôi khi có màu hơi cam. Theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), hiện tượng siêu trăng xảy ra khi Mặt Trăng ở gần Trái Đất nhất. Trong ảnh, siêu trăng rọi sáng tượng Nữ thần Tự do ở New York (Mỹ).
Mặt Trăng đạt cực đại vào hôm 14/6. Hiện tượng này còn được gọi là "siêu trăng dâu tây (Strawberry Moon)" vì Mặt Trăng tròn vào thời điểm thu hoạch dâu tây ở Mỹ. Trong ảnh, những vật trang trí hình những con thú linh thiêng trên mái của Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh (Trung Quốc) được in bóng dưới ánh trăng hôm 14/6.
Ở Frankfurt (Đức), trăng nhô lên phía sau các tòa nhà tại khu vực gồm nhiều ngân hàng trong thành phố.
Ánh trăng chiếu rọi bức điêu khắc các thiên thần ở nhà thờ St. Isaak tại St.Petersburg (Nga) hôm 13/6.
Một siêu trăng xuất hiện phía sau tháp Galata ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 14/6.
Trăng tròn soi rọi thánh giá của nhà thờ St. Joseph ở Baghdad (Iraq).
Trăng tròn mọc giữa hai tòa tháp ở Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) vào hôm 14/6.
Mặt trăng chiếu sáng các cột trụ của ngôi đền cổ Poseidon ở Cape Sounion (Hy Lạp).
"Siêu trăng dâu tây" mọc sau ngôi làng Imerovigli trên miệng núi lửa Sandorini, thuộc quần đảo Cyclades của Hy Lạp vào ngày 14/6.
Trăng tròn bắt đầu lặn ở phía sau các thiết bị viễn thông trên đỉnh núi Feldberg gần Frankfurt (Đức) vào sáng 15/6.
Trăng tròn xuất hiện tại Marseille, miền Nam nước Pháp vào ngày 14/6.
Một siêu trăng chiếu rọi tác phẩm điêu khắc Vua Tomislav, vị vua đầu tiên của Croatia, ở trung tâm thành phố Zagreb vào ngày 14/6.
Bóng của mòng biển hiện rõ dưới ánh sáng của siêu trăng ở Rome (Italy) vào hôm 15/6.
- Hôm nay, Việt Nam đón "siêu trăng dâu ảo ảnh" mọc giữa hoàng hôn
- Vũ trụ có trung tâm hay không?
- Chớp sóng vô tuyến lặp lại bí ẩn, cách Trái đất 3 tỷ năm ánh sáng