Hình ảnh đáng sợ nơi miệng núi lửa Hawaii

Thiết bị bay không người lái của các nhà khoa học Mỹ vừa ghi lại những hình ảnh đáng sợ nơi miệng núi lửa Kilauea đang hoạt động ở Hawaii, Mỹ.

Theo Daily Mail, chuyến bay không người lái do Cục Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) thực hiện nhằm kiểm tra hoạt động của miệng núi lửa Halemaumau thuộc núi lửa Kilauea ở Hawaii.


Miệng núi lửa này sâu thêm 100m trong 2 tuần - (Ảnh: USGS)

Chuyến bay ở độ cao 1.800m so với mực nước biển đã thu thập được những hình ảnh một miệng núi lửa sâu hoắm với các vách đá dựng đứng xung quanh.

Nhóm nghiên cứu ước tính Halemaumau có thể sâu đến 300m. Điều đáng nói, chỉ trong 2 tuần trở lại đây, miệng núi lửa này đã sâu thêm 100m do các hoạt động địa chất phức tạp trong khu vực.

Các nhà khoa học đang nghiên cứu thêm để tìm hiểu những kịch bản có thể xảy ra đối với miệng núi lửa này cũng như chuẩn bị phương án ứng phó cho tình huống xấu xảy ra.

Hình ảnh đáng sợ nơi miệng núi lửa Hawaii
Miệng núi lửa Halemaumau có thể sâu đến 300m - (Ảnh: USGS).

Hình ảnh đáng sợ nơi miệng núi lửa Hawaii
Trong 2 tuần, miệng núi lửa này đã sâu thêm 100m - (Ảnh: USGS).

Cũng trong đợt nghiên cứu, các nhà khoa học chứng kiến cảnh dung nham phun trào cao đến 53m từ lỗ phun Fissure 8 ở gần khu vực rạn nứt phía đông - vốn liên tục trải qua hoạt động núi lửa từ năm 1983 đến nay.

Nhóm nghiên cứu ước tính lỗ phun này "nhả" trung bình 100m3 dung nham mỗi giây, tương đương với dung tích 45.400 hồ bơi tiêu chuẩn Olympic.

Kilauea là một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới với khoảng 34 vụ phun trào từ năm 1952.

Đợt phun trào gần đây nhất của nó khiến khoảng 2.000 người dân phải sơ tán, phá hủy hơn 600 ngôi nhà. Nó còn làm cho hồ nước ngọt lớn nhất ở Hawaii bốc hơi chỉ sau vài tiếng đồng hồ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Việt Nam đối mặt bão, lũ chưa từng có nếu mất rạn san hô

Việt Nam đối mặt bão, lũ chưa từng có nếu mất rạn san hô

Sự biến mất các rạn san hô trên thế giới có thể khiến lũ lụt tại vùng duyên hải trở nên nguy hiểm gấp đôi, đồng thời tăng gấp 3 sức phá hủy của các cơn bão.

Đăng ngày: 15/06/2018
Bạn thật sự có khả năng ngửi thấy

Bạn thật sự có khả năng ngửi thấy "mùi bệnh" của người khác

Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện có hàng chục căn bệnh khiến cho cơ thể hoặc dịch tiết ra từ cơ thể có mùi đặc biệt.

Đăng ngày: 15/06/2018
Băng ở Nam Cực biến mất 2700 tỷ tấn trong suốt 25 năm qua

Băng ở Nam Cực biến mất 2700 tỷ tấn trong suốt 25 năm qua

Theo nghiên cứu, lượng băng ở Nam Cực đang tan nhanh ở mức báo động, với khoảng 2.700 tỷ tấn băng biến mất trong 25 năm, từ 1992 đến 2017.

Đăng ngày: 15/06/2018
Núi lửa Hawaii phun ra cả mưa đá quý, người dân Hawaii tha hồ nhặt

Núi lửa Hawaii phun ra cả mưa đá quý, người dân Hawaii tha hồ nhặt

Vụ phun trào núi lửa Kīlauea tại Hawaii đã gây ra vô vàn thiệt hại, và có vẻ Mẹ Thiên nhiên thấy đôi chút hối hận, tặng lại người dân nơi đây mấy viên tinh thể màu xanh lá, có tên là olivine, để làm quà.

Đăng ngày: 14/06/2018
Xuất hiện áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, đêm nay Hà Nội có mưa to

Xuất hiện áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, đêm nay Hà Nội có mưa to

Hồi 07 giờ, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,5 độ Vĩ Bắc; 118,5 độ Kinh Đông, cách Đài Loan khoảng 240km về phía Tây Nam.

Đăng ngày: 14/06/2018
Thế giới sẽ khan hiếm rau xanh vì biến đổi khí hậu?

Thế giới sẽ khan hiếm rau xanh vì biến đổi khí hậu?

Nếu tình trạng Trái đất ấm lên vẫn tiếp diễn như xu hướng hiện nay, vào năm 2100, nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng 4 độ C, từ đó làm sụt giảm 31,5% sản lượng rau xanh trung bình trên thế giới.

Đăng ngày: 14/06/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News