Hình ảnh đầu tiên của Thiên Vương tinh
Sao Thiên Vương xuất hiện như một chấm xanh, cách tàu Cassini của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) và sao Thổ khoảng 4,28 tỉ km.
>>> Cực quang trên sao Thiên Vương
Chấm xanh nhỏ ở gần góc trái bên trên chính là Thiên Vương tinh - (Ảnh: NASA)
Lầu đầu tiên, Sứ mệnh Cassini của NASA trên đường đến sao Thổ đã chụp được hình ảnh của sao Thiên Vương, hành tinh thứ 7 tính từ mặt trời.
Trong bức ảnh của NASA, chấm nhỏ màu xanh chính là Thiên Vương tinh, có thể được nhìn thấy ngay rìa ngoài của vành A - F của sao Thổ.
Thiên Vương tinh là một trong hai hành tinh khổng lồ băng giá của hệ mặt trời, hành tinh còn lại là sao Hải Vương.
Chúng cấu tạo phần lớn từ nước, ammonia và methane, trong trạng thái đóng băng ở nhiệt độ lạnh lẽo của không gian.
Trong khi đó, sao Mộc và sao Thổ được gọi là hành tinh khí khổng lồ, tức các khối cầu lớn làm từ hydrogen và helium.