Hình ảnh hiếm hoi về gấu trắng cõng con ở Bắc Cực

Một du khách nhìn thấy cảnh tượng một gấu trắng cõng con khi tham quan Bắc Cực vào tháng 7.

Vào ngày 21/7, bà Angela Plumb, một du khách người Anh, lên tàu tới quần đảo Svalbard của Na Uy để tham quan Bắc Cực. Khi tới một khu vực trên Nordaustlandet - đảo lớn thứ hai trong quần đảo Svalbard- bà nhìn thấy một con gấu trắng khoảng 7 tháng tuổi ngồi trên lưng mẹ nó.

"Gấu con cưỡi lưng mẹ khi chúng bơi dưới Bắc Băng Dương. Sau khi lên bờ con gấu vẫn ngồi trên lưng mẹ một lúc rồi mới tụt xuống", Plumb kể với BBC.

Phần lớn thời gian trong năm, gấu Bắc Cực (Ursus maritimus) sống trên các tảng băng. Thức ăn chủ yếu của chúng là hải cẩu. Thách thức lớn nhất đối với gấu trắng là di chuyển và định hướng trong những vùng nước nằm giữa các khối băng nổi khổng lồ. 

Gấu trắng khoảng 7 tháng tuổi cưỡi lưng mẹ ở Bắc Cực. (Ảnh: Angela Plumb)

Sau khi nhìn thấy một vòng gắn chip trên cổ con gấu mẹ, bà Plumb bèn liên lạc với tiến sĩ Jon Aars - một nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Bắc Cực của Na Uy - để thông báo sự việc. Bà hỏi rằng đó có phải là một hành vi phổ biến ở gấu trắng hay không.

"Tôi chưa từng nhìn thấy hay nghe về hành vi ấy. Vì thế tôi hỏi các nhà nghiên cứu khác và họ nói rằng thỉnh thoảng gấu trắng cõng nhau, nhưng cảnh tượng ấy rất hiếm", Aars kể.

Một số nghiên cứu trước đây cho thấy gấu trắng con trèo lên lưng mẹ khi di chuyển qua những vùng nước sâu. Cá thể non của nhiều loài gấu khác - chẳng hạn như gấu lợn - cũng thường cưỡi lưng mẹ. Tiến sĩ Aars cho rằng hành vi đó có lợi cho gấu con.

"Khi cưỡi trên lưng mẹ gấu trắng con sẽ tiếp xúc với nước ít hơn. Nếu xuống nước chúng sẽ phải bơi, trong khi bộ lông và mỡ của chúng chưa đủ dày để chống chọi với giá lạnh. Hạn chế tiếp xúc với nước lạnh là một trong những cách để gấu con tăng khả năng sống sót tại Bắc Cực", ông nói.

Tiến sĩ Aars đã công bố phát hiện của bà Plumb lên số tháng 9 của tạp chí Polar Biology.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều thú vị về loài cá sấu

Những điều thú vị về loài cá sấu

Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Đăng ngày: 17/02/2025
Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

Đăng ngày: 16/02/2025
11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Đăng ngày: 15/02/2025
Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật muôn màu với bao điều lý thú. Không ai có thể tự cho mình là hiểu khá rõ về mọi loài tồn tại trên hành tinh của chúng ta.

Đăng ngày: 15/02/2025
Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Khối lượng cực đại của cá tra dầu sông Mekong đạt 300kg, còn chiều dài tối đa của cá đuối nước ngọt lên tới 5m. Sông Mekong, với hàng trăm loài cá và nguồn phù sa dồi dào, là mạch sống của hàng chục triệu người.

Đăng ngày: 15/02/2025
Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Đăng ngày: 11/02/2025
Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

Đăng ngày: 10/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News