Hình ảnh hiếm thấy: Tinh tinh lùn vỗ về cầy mangut non
Tinh tinh lùn ôm ấp cầy mangut non suốt hơn một giờ và thả đi an toàn nhưng các nhà nghiên cứu nghi ngờ có thể nó đã giết chết cầy mangut mẹ.
Cầy mangut non trong vòng tay của tinh tinh lùn. (Ảnh: Christian Ziegler).
Nhiếp ảnh gia Christian Ziegler chụp lại khoảnh khắc tinh tinh lùn ôm một con cầy mangut non ở khu vực LuiKotale gần Vườn quốc gia Salonga, Cộng hòa Dân chủ Congo. Ziegler gửi bức ảnh tới cuộc thi Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã của năm 2022 do Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên (NHM) tổ chức, thu hút nhiều sự chú ý, IFL Science hôm 1/9 đưa tin.
Ziegler bắt gặp cảnh tượng trong lúc theo dõi một đàn tinh tinh lùn. Theo anh, con tinh tinh lùn trong ảnh ôm và vỗ về cầy mangut con trong hơn một giờ. Tuy nhiên, theo NHM, tình huống có thể đen tối hơn. Tinh tinh lùn là động vật ăn tạp. Chúng chủ yếu ăn trái cây nhưng thỉnh thoảng cũng săn mồi. Cầy mangut con được thả đi an toàn, nhưng trước đó con tinh tinh lùn có thể đã bắt nó sau khi giết chết mẹ nó.
Chế độ ăn của tinh tinh lùn rất rộng nhưng bao gồm cả thịt. Một nghiên cứu năm 2019 kết luận đàn tinh tinh lùn trong rừng Lomako ăn và chia sẻ thịt ở tốc độ tương đương tinh tinh. Loại thịt ưa thích của chúng là linh dương hoẵng Weyn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa tinh tinh lùn sẵn sàng bỏ qua động vật nhỏ như cầy mangut.
Ngoài tinh tinh lùn, giới nghiên cứu từng ghi nhận loài linh trưởng khác như khỉ đột đất thấp phương tây chăm sóc một con vượn cáo nhỏ trong khu bảo tồn linh trưởng Mefou ở Cameroon. Vượn cáo đi lạc vào chuồng nhưng may mắn được con khỉ đột tên Bobo chăm sóc như thú cưng và đặt lên cây.

Đàn cá heo bị tàn sát nhuộm đỏ nước biển
Ngư dân Nhật Bản khôi phục hoạt động săn bắt cá heo gây tranh cãi, giết chết ít nhất 9 con cá heo Risso vào sáng ngày 2/9.

Đây là loài chim duy nhất có khả năng đi trên mặt nước
Sử dụng đôi chân to lớn và sải chân nhanh nhẹn của mình, chim lặn có khả năng làm được kỳ tích đáng nể.

Kỳ lạ loài rùa hiền lành nhưng lại là ác mộng đối với thú săn mồi và nhà khoa học
Trong thế giới tự nhiên, không một loài động vật nào có thể tấn công trực tiếp phá vỡ mai rùa.

Nhóm học sinh vô tình phát hiện ngọc siêu hiếm bên trong con hến
Một nhóm học sinh trung học đã tìm thấy viên ngọc hiếm bên trong con hến khi đang vui chơi tại sông Winters Run ở phía bắc Maryland, Mỹ.

Tạo ra phôi chuột “tổng hợp” đã phát triển não bộ, dây thần kinh và mô tim đập
Một nhóm nghiên cứu ở Anh và Mỹ đã tạo ra phôi chuột " tổng hợp" tiếp tục phát triển não, dây thần kinh và mô tim đập trong phòng thí nghiệm.

Có nên hồi sinh động vật đã tuyệt chủng?
Theo Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF), gần 2/3 số động vật hoang dã trên thế giới bị mất đi trong 50 năm qua. Hàng chục nghìn loài cũng đang bị đe dọa tuyệt chủng.
