Hình ảnh ngoạn mục khi 2 thiên hà sáp nhập với nhau từ kính viễn vọng Hubble

Kính thiên văn Hubble đã ghi lại cuộc va chạm ngoạn mục của “những kẻ khổng lồ” trên bầu trời khi 2 thiên hà đang trong quá trình sáp nhập với nhau.

Với sự hỗ trợ của Kính thiên văn Hubble của NASA/ESA, các nhà thiên văn học đã ghi được một hình ảnh mới về cuộc va chạm trong hệ thiên hà IC 1623. Thiên hà này đang trong giai đoạn cuối cùng của quá trình sáp nhập và sau đó sẽ hình thành sao mới.

Vụ va chạm thiên hà trên đã được lựa chọn là Bức ảnh Tuần của Hubble với tên gọi: "Clash of the Titans" (tạm dịch là "Cuộc va chạm của những kẻ khổng lồ).


2 thiên hà đang trong giai đoạn cuối của quá trình sáp nhập. (Ảnh: NASA).

Theo các nhà thiên văn học, "hình ảnh mới này tập hợp dữ liệu từ Wide Field Camera 3 (WFC3) kết hợp với những quan sát qua 8 bộ lọc trải dài từ bước sóng tia hồng ngoại tới bước sóng tia cực tím, tiết lộ chi tiết về IC1623".

Các thiên hà IC1623 nằm rất xa Dải Ngân hà của chúng ta với khoảng cách xấp xỉ 275 triệu năm ánh sáng. Hình ảnh IC1623 đã cho thấy 2 thiên hà đang trong giai đoạn cuối của quá trình sáp nhập như thế nào.

Các nhà du hành vũ trụ sẽ tiếp tục quan sát cặp thiên hà trên để hiểu hơn về quy trình hình thành sao trong những thiên hà khác giống như IC 1623.

Hệ thiên hà xoắn IC1623, lần đầu tiên được nhà chiêm tinh học người Mỹ Lewis Swift phát hiện vào năm 1897, nằm ở chòm sao Kình Ngư (Cetus) gần xích đạo thiên cầu và chỉ có thể quan sát một phần vào những thời điểm nhất định trong năm.

Chòm sao Kình Ngư là chòm sao lớn thứ tư trên bầu trời, được đặt tên theo một loài cá. Những chòm sao hàng xóm của chòm sao này là Bạch Dương (Aries), Song Ngư (Pisces) và Bảo Bình (Aquarius).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 17/05/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 15/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News