Tại sao cá voi lưng gù không thể nuốt chửng con người?

Mặc dù đôi khi vẫn có vài trường hợp báo cáo về việc cá voi vô tình nuốt con người, thế nhưng điều này là vô cùng hiếm.

Chẳng hạn như cách đây vài ngày, một thợ lặn đánh bắt tôm hùm đã gây chú ý khi thoát chết sau khi bị cá voi lưng gù nuốt chửng ở ngoài khơi vùng biển Cape Cod, Massachusetts khi đang làm việc. Michael Packard đã kể lại rằng: “Bỗng nhiên tôi cảm thấy một vụ va chạm mạnh và trời đất dường như tối sầm”. Anh nhớ mình đã vật lộn trong miệng cá voi khoảng 30 giây trước khi nó trồi lên mặt biển, lắc đầu và nhổ ông ra. Đó không hẳn là một điều may mắn mà bởi con người không phải là thức ăn của chúng và cổ họng của chúng là quá nhỏ so với kích thước của con người.


Về mặt khoa học, cá voi không thể nuốt chửng một con người được.

Theo Nicola Hodgins của một Tổ chức phi lợi nhuận nhằm bảo tồn cá voi và cá heo cho biết: "Mặc dù với kích thước to lớn của mình, cá voi lưng gù hoàn toàn có thể dễ dàng chứa vừa một con người bên trong chiếc miệng khổng lồ dài đến 3m của nó. Tuy nhiên về mặt khoa học, điều này là không thể xảy ra, cá voi không thể nuốt chửng một con người được. Bởi cổ họng của cá voi lưng gù chỉ có kích thước gần bằng nắm tay người chỉ có thể giãn ra hơn một xíu với đường kính khoảng chừng 38cm dành cho những con mồi lớn hơn".

Còn trong trường hợp của Michael Packard, Nicola Hodgins chia sẻ thêm, “Anh ta rất có khả năng bị nhấn chìm chứ không phải bị nuốt chửng”. Do đó, khi vừa nhận ra sai lầm của mình, ngay lập tức con cá voi đã phun anh ra. Sự cố vừa qua không chỉ là một ký ức tồi tệ đối với Michael Packard, mà đó còn là một trải nghiệm không dễ chịu cho cả cá voi, khi thức ăn chủ yếu của chúng chỉ là một số loài cá có kích thước nhỏ hơn. “Packard đơn giản là đã ở sai chỗ và sai thời điểm mà thôi.”


Khi thức ăn chủ yếu của chúng chỉ là một số loài cá có kích thước nhỏ hơn.

Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên mà một người vô tình bị mắc kẹt trong miệng cá voi. Trước đó, vào năm 2020, những người chèo thuyền Kayak đã vô tình bị cá voi lưng gù nuốt ở California. Tương tự với trường hợp một nhà điều hành tour du lịch ở Cảng Port Elizabeth của Nam Phi vào năm 2019. Tuy nhiên, nổi tiếng nhất vẫn là câu chuyện về Giô-na trong Kinh Thánh, người đã bị cá voi nuốt chửng và ở trong bụng cá 3 ngày 3 đêm. Hay ngay cả Geppetto, cha của Pinocchio bị một con cá voi nuốt chửng cũng được đề cập đến trong câu chuyện cổ tích dành cho thiếu nhi.

Ý tưởng về việc cá voi nuốt chửng người từ lâu đã là một mẫu chuyện được đề cập đến quá nhiều, đến mức nhiều người tin rằng đó là sự thật. Tuy nhiên, về mặt khoa học, hầu hết các loài cá voi đều không thể ngoại trừ một loài duy nhất - cá nhà táng. Do đó, trong dường như các trường hợp hiếm hoi có người rơi vào miệng cá voi thì gần như chắc chắn đó chỉ là một tai nạn mà thôi bởi con người không phải là thứ mà cá voi ăn.


Cá voi có cấu tạo lông đặc biệt bên trong miệng thay cho răng.

Còn về các loài cá có răng như cá nhà táng, thức ăn của chúng thường là mực và cá. Trong khi đó, cá voi tấm sừng như cá voi lưng gù, cá voi xanh, cá voi xám, và cá voi Minke có cấu tạo lông đặc biệt bên trong miệng thay cho răng và thường ăn những con mồi nhỏ như sinh vật phù du, nhuyễn thể và cá nhỏ. Những sợi lông được cấu tạo từ một loại protein cứng nhưng dẻo dai gọi là keratin, cùng thành phần cấu tạo tóc và móng tay của con người, và được sắp xếp thành từng mảng giống như hình dạng của một chiếc lược. Theo đó, khi kiếm ăn, cá voi thường nuốt một ngụm lớn nước biển và sử dụng bộ phận này như một chiếc vợt để giữ lại thức ăn trong miệng, đồng thời đẩy nước ra ngoài qua các khe hở.

Trong số 90 loài cá voi được biết đến trên Trái Đất, về mặt lý thuyết cá nhà táng là loài duy nhất có cổ họng đủ lớn để nuốt chửng con người. Loài động vật có vú này dài 20m này có thực quản lớn để nuốt những con mồi lớn hơn như mực khổng lồ. Trên thực tế, loài mực khổng lồ dài đến 14m từng được tìm thấy bên trong dạ dày của cá nhà táng. Mặc dù về mặt lý thuyết điều này hoàn toàn có thể xảy ra nhưng khả năng này vẫn rất thấp, bởi cơ hội gặp gỡ của con người và cá nhà táng là quá hiếm hoi.


Hầu hết mọi người sẽ không bao giờ có cơ hội nhìn thấy một con cá nhà táng nào.

Theo Rob Deaville của Hiệp hội Động vật học London cho biết: "Hầu hết mọi người sẽ không bao giờ có cơ hội nhìn thấy một con cá nhà táng nào trong suốt cuộc đời của mình. Mặc dù cá nhà táng phân bố rộng rãi trên khắp thế giới, nhưng loài động vật lặn sâu này chủ yếu sống ở đại dương và thường ở dưới độ sâu hơn 3048m".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao trời lạnh lại thèm ăn và ăn ngon miệng hơn?

Tại sao trời lạnh lại thèm ăn và ăn ngon miệng hơn?

Nếu cái lạnh mùa đông đang khiến bạn mở tủ lạnh kiếm đồ ăn, đừng tự trách mình - não của bạn đang muốn tìm kiếm calo.

Đăng ngày: 15/03/2025
Tại sao sau khi quét MRI lăng mộ Tần Thủy Hoàng, chuyên gia Đức lại khẳng định

Tại sao sau khi quét MRI lăng mộ Tần Thủy Hoàng, chuyên gia Đức lại khẳng định "nơi này không thể khai quật"?

Các chuyên gia người Đức đã từng sử dụng công nghệ chụp cộng hưởng từ (MRI) để quét khu vực Tần Lăng. Kết quả cho thấy nơi này là "bất khả xâm phạm".

Đăng ngày: 13/03/2025
Tại sao con người không có đuôi?

Tại sao con người không có đuôi?

Nhiều loài động vật bậc cao có đuôi. Ngựa sử dụng đuôi để đuổi ruồi trong khi chim có đuôi để điều hướng khi bay. Vậy còn chúng ta thì sao? Tại sao con người lại không có đuôi?

Đăng ngày: 11/03/2025
Vì sao quả dâu tây có hạt bên ngoài?

Vì sao quả dâu tây có hạt bên ngoài?

Thoạt đầu bạn có thể nghĩ rằng dâu tây là loại quả có hạt nhưng thực tế không phải vậy.

Đăng ngày: 10/03/2025
Vì sao phi hành gia Mỹ từng phải cách ly khi trở về Trái đất?

Vì sao phi hành gia Mỹ từng phải cách ly khi trở về Trái đất?

Trở về Trái đất vào tháng 7/1969, nhà du hành vũ trụ Neil Armstrong phải đón sinh nhật thứ 39 trong khu cách ly.

Đăng ngày: 05/03/2025
Vì sao ngựa thường ngủ đứng?

Vì sao ngựa thường ngủ đứng?

Tài phi của ngựa thì ai cũng biết vì ngựa có thân hình thon dài, bốn chân vững chắc. Nhưng ngựa có đặc tính không giống với các loài động vật khác, đó chính là thích ngủ đứng vào ban đêm

Đăng ngày: 03/03/2025
Tại sao có ngày nhuận 29/2?

Tại sao có ngày nhuận 29/2?

Tại sao có ngày nhuận? Năm nhuận là gì? Tháng nhuận là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngày nhuận, tháng nhuận và năm nhuận là gì nhé.

Đăng ngày: 02/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News