Hình ảnh về ngày Apollo - Soyuz gặp nhau trên quỹ đạo

Ngày 15/7/1975, tại hai vị trí khác nhau ở Mỹ và Liên Xô, hai tàu vũ trụ Apollo 18 và Soyuz 19 được phóng lên không gian để chuẩn bị cho lần "kết nối" có một không hai trên quỹ đạo.

Hình ảnh dự án "kết nối" hai tàu Liên Xô - Mỹ: 

Ngày 15/7/1975, tàu Soyuz 19 rời bệ phóng lúc 15h20 (giờ Moscow) tại trung tâm vũ trụ Baikonur. Chuyến bay đánh dấu sự bắt đầu của dự án thử nghiệm Apollo - Soyuz.

Cùng ngày, tàu Apollo 18 được phóng lên từ mũi Canaveral, bang Florida.

Phi hành đoàn tàu Liên Xô gồm hai thành viên Alexei Leonov và và Valery Kubasov. Phía tàu Apollo 18 Mỹ gồm ba thành viên Thomas Stafford, Vance Brand và Donald "Deke" Slayton.

Trung tâm điều hành bay bên ngoài thủ đô Moscow trong dự án Apollo - Soyuz.

Ngày 17/7/1975, tàu Soyuz 19 và Apollo 18 kết nối với nhau. Ba giờ sau khi kết nối thành công, Leonov bắt tay với Stafford và nói "Vui mừng khi nhìn thấy bạn". Stafford đáp lại bằng câu tiếng Nga "Privyet, rad tebya vidyet" (xin chào, vui mừng khi nhìn thấy bạn). Sau đó hai người ôm chặt lấy nhau.

Quá trình hợp tác giữa Liên Xô và Mỹ bắt đầu từ khi Liên Xô phóng vệ tinh đầu tiên. Năm 1962, viện khoa học Liên Xô và NASA đã ký thỏa thuận hợp tác đầu tiên trong lĩnh vực thám hiểm không gian phục vụ mục đích dân sự, kết quả hai bên cùng nhau chia sẻ quan điểm và cuộc thử nghiệm trong vũ trụ. Ảnh: Chỉ huy tàu Apollo 18 Thomas Stafford và chỉ huy tàu Soyuz 19 Alexei Leonov sau buổi huấn luyện chuẩn bị dự án thử nghiệm Apollo - Soyuz.

Tàu Soyuz 19 trên quỹ đạo, hình ảnh do phi hành đoàn tàu Apollo 18 chụp.

Các mục tiêu chính của dự án thử nghiệm Apollo - Soyuz là cải tiến hệ thống kỹ thuật, cách thức xử lý nhiệm vụ chung, tiến hành thí nghiệm khoa học chung và cứu hộ trên quỹ đạo. Trong ảnh: phi hành gia Liên Xô Alexei Leonov (giữa), hai phi hành gia Mỹ Thomas Stafford (trái) và Donald "Deke" Slayton (phải) khi hai tàu đã kết nối.

Thử nghiệm cơ chế kết nối hai tàu Apollo - Soyuz tại viên nghiên cứu vũ trụ của học viện khoa học kỹ thuật Liên Xô.

Liên Xô đã nâng cấp phương tiện phóng Soyuz và phát triển biến thể tàu chở hàng Soyuz 7K - TM dành cho dự án Apollo - Soyuz. Trong ảnh: thử nghiệm hoạt động thiết bị kết nối hai tàu tại viện nghiên cứu vũ trụ.

Kiểm tra mô-đun kết nối hai tàu.

Thử nghiệm mô-đun kết nối hai tàu Apollo - Soyuz.

Phi hành gia Alexei Leonov và Thomas Stafford trả lời các câu hỏi của phóng viên trong cuộc họp báo trên vũ trụ.

Hai nửa huy hiệu được lắp với nhau sau khi hai tàu Apollo 18 và Soyuz 19 kết nối thành công trên quỹ đạo.

Tàu vũ trụ Apollo 18.

Phi hành đoàn hai tàu Apollo 18 và Soyuz 19

Phi hành đoàn hai tàu đều trở về trái đất an toàn. Soyuz 19 hạ cánh ngày 21/7/1975 còn Apollo 18 vào ngày 25/7. Trong ảnh: phi hành gia Alexei Leonov ký lên thân khoang đổ bộ.

 
Nguồn: RIA Novosti
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Đăng ngày: 06/03/2025
Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Đăng ngày: 03/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News