HIV sẽ được loại bỏ vào năm 2030?

Nếu như mọi người được xét nghiệm HIV mỗi năm 1 lần thì chúng ta sẽ loại bỏ được HIV vào năm 2030. Đó là tuyên bố của các nhà khoa học tại hội nghị AIDS diễn ra tại Vancouver hồi tháng rồi trong nỗ lực tìm kiếm chiến lược loại bỏ hoàn toàn căn bệnh thế kỷ này.

  • Tìm ra loại thuốc có khả năng “diệt tận gốc” HIV
  • Cuba - Quốc gia đầu tiên ngăn ngừa thành công virus HIV lây từ mẹ sang con
  • Bộ dụng cụ chẩn đoán HIV chỉ trong 15 phút

HIV sẽ được loại bỏ vào năm 2030 nếu xét nghiệm được thực hiện mỗi năm 1 lần

Từ lâu cuộc chiến chống lại HIV vẫn được cho là cực kỳ dai dẳn và tính đến hiện tại, chúng ta vẫn chưa có thuốc đặc trị hoàn toàn loại virus này. Tuy nhiên, việc loại bỏ căn bệnh này đòi hỏi có nhiều chiến thuật chứ không phải chỉ dựa và cách điều trị. Một trong số những chiến lược giúp loại bỏ HIV chính là phát hiện sớm. Đây là cách duy nhất đề xác định và chẩn đoán những ai nhiễm HIV, từ đó sẽ được điều trị sớm và cho kết quả tốt hơn.

HIV sẽ được loại bỏ vào năm 2030?
Ảnh minh họa​

Tuy nhiên theo ước tính, thế giới hiện có 19 triệu trong số 35 triệu người đã nhiễm HIV mà chưa xét nghiệm hoặc thậm chí là không biết mình đã nhiễm bệnh. Mặc dù tại những nước khác nhau thì tỷ lệ người chưa xét nghiệm/số người dương tính với HIV cũng khác nhau nhưng tựu chung thì vấn đề năm ở chỗ vẫn còn chưa đủ người được xét nghiệm. Chẳng những vậy, xét nghiệm không chỉ thực hiện một lần mà phải lặp lại thường xuyên, có thể là mỗi năm 1 lần.

Hiện tại, chúng ta đã có những phương pháp xét nghiệm HIV đơn giản, giá rẻ và nhanh chóng cho kết quả với độ tin cậy khá cao. Nhưng hiện tại việc xét nghiệm HIV vẫn chưa được xem trọng. Nhiều người cảm thấy không thoải mái khi đi xét nghiệm, khi được yêu cầu đi xét nghiệm,… Do đó, các bác sĩ cho rằng cần gởi một thông điệp tới tất cả mọi người rằng: "Không có gì đáng xấu hổ khi xét nghiệm HIV" và việc xét nghiệm hàng năm là cần thiết.

Theo báo cáo tại hội nghị, con người đã đạt nhiều thành tựu về ngắn hạn trong cuộc chiến chống HIV, đặc biệt là trong 5 năm trở lại đây và bây giờ, chúng ta có quyền hy vọng sẽ loại bỏ được nó. Nếu tới năm 2020, 90% số người nhiễm HIV đều được xét nghiệm, 90% trong số này đều được tham gia điều trị tích cực, và 90% số được điều trị đều có hiệu quả thì theo ước tính, chúng ta sẽ loại bỏ được HIV vào năm 2030.

Các nhà nghiên cứu gọi đây là trò chơi 90-90-90 để kết thúc cuộc đấu tranh dai dẳng này. Nó đòi hỏi sự kiên nhẫn, nguồn lực và nền văn hóa cộng đồng về các vấn đề sức khỏe. Hãy còn nhớ phải mất tới 2 thế kỷ từ khi Edward Jenner phát hiện ra vaccine chữa đậu mùa vào năm 1796 tính tới ca nhiễm đậu mùa cuối cùng vào năm 1977. Vào năm 2000, mục tiêu loại bỏ giang mai tại Hoa Kỳ được cho là sắp đạt được nhưng mãi tới 10 năm sau thì mới chính thức thành công.

Cuối cùng, các bác sĩ chia sẻ rằng họ đã từng thấy nhiều bệnh nhân chết vì AIDS thời kỳ cuối bởi họ không xét nghiệm hoặc họ không biết phải làm thế nào để được xét nghiệm sớm. Thậm chí ngay tại Hoa Kỳ, người ta vẫn còn chết vì AIDS bởi họ không được chẩn đoán sớm. Do đó, thuốc vaccine chỉ là chiến thuật ở phía sau, còn cái cấp thiết hơn đễ loại bỏ đại dịch HIV chính là xem xét nghiệm HIV như một tiêu chuẩn phải được thực hiện hàng năm. "Khi chúng ta đã có đủ người được xét nghiệm sớm và chữa trị sớm, chúng ta sẽ có cơ hội tiêu diệt nó."

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News