Hố đen bị lột trần khi hai thiên hà va chạm

Các nhà thiên văn học phát hiện một siêu hố đen chạy trốn khỏi thiên hà, bỏ lại sau lưng toàn bộ những ngôi sao từng quay quanh nó.

Một nhóm nhà thiên văn học sử dụng kính viễn vọng Very Long Baseline Array (VLBA) ở Hawaii, Mỹ phát hiện hố đen B3 1715+425 bên trong một thiên hà nhỏ bé đang chạy trốn khỏi thiên hà lớn hơn tên ZwCl 8193, theo IFL Science. Phát hiện được công bố hôm 2/11 trên tạp trí Astrophysical Journal. Thiên hà nhỏ đã mất phần lớn khí và bụi, để lại hố đen gần như trần trụi di chuyển với tốc độ trên 2.000km/giây.


Minh họa hố đen gần như trần trụi do mất sao. (Ảnh: Bill Saxton).

"Chúng tôi đang tìm kiếm những cặp hố đen siêu lớn xoay quanh nhau thì phát hiện hố đen này chạy trốn khỏi thiên hà lớn hơn, kéo theo một vệt bụi dài phía sau. Chúng tôi chưa từng bắt điều tương tự trước đây", James Condon, nhà khoa học ở Đài thiên văn vô tuyến quốc gia, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

Hệ thống thiên hà và hố đen mà nhóm của Condon theo dõi nằm trong cụm thiên hà cách dải Ngân Hà hai tỷ năm ánh sáng. Các nhà nghiên cứu lựa chọn nó do quang khổ khác thường. Phân tích chỉ ra đây là một thiên hà di chuyển nhanh có đường kính 3.000 năm ánh sáng. Thiên hà cỡ trung bình như dải Ngân Hà có đường kính 100.000 năm ánh sáng.

Dựa theo khối lượng và cách hố đen di chuyển, nhóm nghiên cứu cho rằng khả năng cao nhất là một thiên hà bình thường va chạm với ZwCl 8193, bị hút hầu hết bụi, sao và khí khi đi ngang qua gần lõi thiên hà khổng lồ.

B3 1715+425 và thiên hà đang tan biến là dấu tích cuối cùng của vụ va chạm. Tuy nhiên, hố đen chưa mất hết toàn bộ những ngôi sao xoay quanh nên các nhà nghiên cứu gọi nó là hố đen gần như trần trụi. "Trong khoảng một tỷ năm nữa, nó có thể trở nên vô hình", Condon nói.

Phát hiện chỉ ra có thể những hố đen siêu lớn đang lang thang trong vũ trụ. Nhóm nghiên cứu cho rằng cần tiến hành nhiều quan sát hơn để tìm hiểu mức độ độc đáo của B3 1715+425.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News