Hố đen cũng bị “trục xuất”?
Các nhà thiên văn học người Mỹ cho hay đã phát hiện được một hiện tượng bất thường trong vũ trụ, khi một hố đen khổng lồ bị loại bỏ khỏi thiên hà của nó.
Theo các chuyên gia, họ tìm ra chứng cứ cho thấy hố đen này đang bị tống khỏi thiên hà CID-42 với vận tốc hàng triệu km/giờ.
Hình chụp qua thiết bị của Đài thiên văn quang tuyến Chandra - (Ảnh: NASA)
“Nội chuyện một siêu hố đen có khối lượng gấp hàng triệu lần Mặt trời di chuyển được cũng là điều hết sức khó tin, nói chi đến việc bị tống khỏi thiên hà với vận tốc kinh khủng như vậy”, theo Space.com dẫn lời trưởng nhóm Francesca Civano của Trung tâm Vật lý học thiên thể Harvard-Smithsonian.
Các cuộc quan sát bằng Đài thiên văn quang tuyến Chandra của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy, hố đen trên va chạm và kết hợp với một hố đen khác. Quá trình đụng độ đã tạo ra làn sóng phóng xạ hấp dẫn cực mạnh, kéo hố đen đó ra khỏi trung tâm của thiên hà.
“Những dữ liệu mới ủng hộ ý tưởng về sóng hấp dẫn - những gợn sóng trong kết cấu không gian đã được thiên tài Albert Einstein dự đoán nhưng chưa bao giờ phát hiện trong thực tế - có thể tạo ra một lực cực mạnh”, Civano trình bày trong báo cáo tại trung tâm Chandra tại Cambridge, bang Massachusetts (Mỹ).
Phát hiện trên đồng nghĩa với thực tế rằng có những hố đen đi rong trong không gian liên ngân hà, dù giới chuyên gia chưa quan sát được.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng
Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.
