Hổ đen quý hiếm bất ngờ xuất hiện ở Ấn Độ

Hổ Bengal có màu lông khác thường do đột biến gene bất ngờ bước ra từ rừng cây được nhiếp ảnh gia ghi lại.

Nhiếp ảnh gia nghiệp dư Soumen Bajpayee chụp ảnh hổ đen trong khu bảo tồn Simlipal và Nandankanan, phía đông bang Odisha, Ấn Độ, Sun hôn 4/11 đưa tin. Con hổ có các vằn đen dày và sát nhau, che đi bộ lông màu cam.


Hổ đen quý hiếm xuất hiện tại bang Odisha, Ấn Độ. (Ảnh: Soumen Bajpayee/Caters News).

Hổ đen thực chất là hổ Bengal nhiễm chứng hắc tố giả, một đột biến gene hiếm ở động vật khiến họa tiết sọc vằn trở nên bất thường. Hổ đen thường nhỏ hơn một chút so với những con hổ Bengal khác và hiếm khi xuất hiện trước mặt con người.

"Tôi rất ngạc nhiên và cảm thấy may mắn vì đã gặp con hổ này. Lúc đó tôi hoàn toàn không biết về hổ nhiễm hắc tố. Nó bất ngờ bước ra từ khu rừng, nán lại vài giây rồi trở về phía sau bụi cây. Tôi từng nhìn thấy nhiều con hổ cả trong môi trường tự nhiên lẫn nuôi nhốt. Nhưng con hổ này hoàn toàn khác biệt", Bajpayee cho biết.

Hổ đen thường chỉ được ghi hình qua bẫy camera. "Với sự trợ giúp của bẫy camera, các chuyên gia ước lượng có khoảng 6 hoặc 7 con hổ đen trong khu bảo tồn Simlipal và Nandankanan tại bang Odisha. Chúng tôi hy vọng hổ đen sẽ ghép đôi với những con khác để có cơ hội có thêm hổ đen con", Soumen nói.

Hổ Bengal (Panthera tigris tigris) phân bố chủ yếu ở Ấn Độ, Bangladesh, Nepal và một số nước châu Á. Tuổi thọ trung bình của chúng là 8-10 năm, con trưởng thành nặng từ 110-230kg. Con mồi của chúng gồm hươu nai, lợn rừng, bò tót, một số động vật nhỏ như thỏ, nhím, công, đôi khi cả gia súc gia cầm.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất