Tàu NASA liên lạc với Trái đất từ khoảng cách 19 tỷ km

Sau 7 tháng không thể chỉ huy với tàu Voyager 2, NASA nối lại liên lạc thông qua truyền các chỉ thị và quy trình mới cho con tàu.

Tàu thăm dò Voyager 2 phóng vào tháng 8/1977, đã bay trong vũ trụ hơn 43 năm, ghé thăm sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương. Nhóm nghiên cứu của NASA đã tiến hành công tác sửa chữa và cập nhật từ giữa tháng 3/2020 tại Trạm không gian sâu 43 tại Canberra, Australia. Trạm này là ăngten duy nhất trên thế giới có thể liên lạc với tàu thăm dò. Đó là do vị trí của Voyager 2 trong không gian sâu, vị trí ăngten ở Nam bán cầu và việc ăngten có thể giao tiếp với công nghệ thập niên 1970 của tàu.


Đĩa ăngten của Trạm không gian sâu 43. (Ảnh: NASA).

Các chuyên viên vận hành tiến hành những sửa chữa cần thiết đối với đĩa ăngten đường kính 70m. Một trong hai thiết bị phát sóng vô tuyến của trạm chưa được cật nhật trong suốt 47 năm qua. Vào đêm ngày 29/10, nhóm vận hành truyền một tín hiệu thử nghiệm cho tàu Voyager 2 đang bay ở không gian liên sao. Con tàu phát tín hiệu trở lại vào sáng ngày 2/11. Tàu Voyager 2 thông báo đã nhận được tín hiệu và xử lý lệnh mà chuyên viên kiểm soát nhiệm vụ gửi. Theo Brad Arnold, giám đốc dự án Mạng lưới không gian sâu ở Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA tại Pasadena, California, quá trình cập nhật thiết bị ở trạm sẽ hoàn thành vào tháng 2/2021.

Voyager 2 trở thành tàu vũ trụ thứ hai tiến vào không gian sâu năm 2018 sau khi tàu Voyager 1 làm được điều này vào năm 2012. Dù chuyên viên vận hành không phát lệnh cho Voyager 2 trong thời gian dài do Covid-19, họ vẫn tiếp tục nhận được dữ liệu cảm biến từ tàu thăm dò. Cả Voyager 1 và Voyager 2 đều ở phía ngoài nhật quyển, khoảng trống chứa chứa từ trường và các hạt do Mặt Trời tạo ra.

Tuy nhiên, trong suốt quá trình sửa chữa, nếu có bất kỳ vấn đề nào với con tàu, NASA không có cách truyền tín hiệu đủ nhanh để điều chỉnh đường bay. Do hệ thống trên tàu Voyager 1 và 2 quá cũ, bộ nhớ của chúng ít hơn 200.000 lần so với một chiếc di động thông minh. Công nghệ lỗi thời với độ linh hoạt kém có thể trở thành rào cản cho tuổi thọ của tàu thăm dò. "Đó có thể là một trong những lý do hai con tàu tồn tại lâu như vậy, bởi chúng quá đơn giản. Bộ đôi tàu Voyager có thành tích xuất sắc. Chúng hoạt động đặc biệt bền bỉ", Suzanne Dodd, giám đốc Ban chỉ đạo Mạng lưới Liên hành tinh ở JPL, quản lý Nhiệm vụ liên sao Voyager, nhận xét.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News