Vì sao nên đi tiểu trong khi tắm?

Đi tiểu trong khi tắm chắc chắn là một trong những điều tế nhị mà mọi người thường ngại ngùng khi nhắc đến, nhưng không có nghĩa là nó không phổ biến. Trên thực tế, 76% số người được phỏng vấn trong một cuộc khảo sát gần đây tại Anh đã thừa nhận từng làm điều này.

Mặc dù hầu như tất cả chúng ta đều có thói quen đi tiểu khi tắm nhưng không nhiều người biết về lợi ích của việc làm này. Ngoài việc giúp bạn cảm thấy thoải mái vì bàng quang được giải phóng, đi tiểu khi tắm còn có tác dụng tuyệt vời trong nhiều khía cạnh khác nhau.


Đi tiểu trong khi tắm giúp bạn giải phóng bàng quang.

Nếu bạn quyết định đi tiểu trong khi tắm, thì tốt nhất là bạn nên làm điều đó trong phòng tắm riêng của bạn chứ không phải là nhà tắm công cộng. Nước tiểu được coi là vô trùng vì nó không chứa vi khuẩn.

Vậy chính xác trong nước tiểu có gì?

Tùy thuộc vào lượng chất lỏng mà bạn nạp vào, thì đến 90% nước tiểu của bạn là nước. Phần còn lại là muối và các hợp chất được lọc ra khỏi cơ thể bạn. Phần này còn có thể thay đổi tùy thuộc vào những gì bạn đã uống hoặc ăn, cũng như các loại thuốc và các chất bạn đã sử dụng.

Thực tế, nước tiểu về cơ bản chỉ bao gồm nước, chất điện giải và ure, có nghĩa là nó rất khó có thể gây ra bất kỳ thiệt hại nào cho bản thân hay cống nước nhà bạn. Nước tiểu có khi còn sạch sẽ hơn so với những gì bạn gột rửa khi tắm vào buổi sáng hoặc sau khi tập gym. Có lẽ chúng cũng không khác gì nước chảy ra từ vòi khi nói về tác động của nó đối với môi trường xung quanh.


Nước tiểu khó có thể gây ra bất kỳ thiệt hại nào cho bản thân hay cống nước nhà bạn.

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn khi nghĩ đến việc vô tình đi tiểu trên đôi chân của mình, thì ít nhất dù có chuyện gì xảy ra, bạn cũng đang đứng trực tiếp dưới vòi hoa sen.

Nếu bạn có một vết cắt hoặc vết thương khác trên bàn chân của bạn, nước tiểu giống như một chất khử trùng; tức là khi bạn có vết thương hở, bạn có thể tè vào nó để giúp tránh nhiễm trùng. Nhưng khoa học cũng chưa thực sự làm rõ vấn đề này.


Nước tiểu có thể xử lý các vấn đề nhiễm nấm và khó chịu trên bàn chân của bạn.

Ngoài ra, dùng nước tiểu để điều trị cho da mẩn đỏ hoặc eczema cũng là phương pháp hiệu quả. Urê là thành phần hoạt động trong nhiều loại kem và dầu để chăm sóc da. Nó tạo ra sự cân bằng pH của da và là phương pháp tuyệt vời cho làn da khô và nhạy cảm.

Bên cạnh đó, nước tiểu xử lý các vấn đề nhiễm nấm và khó chịu trên bàn chân của bạn. Cách tốt nhất là dùng nước tiểu để bôi cho vùng da bị nấm. Bạn sẽ ngạc nhiên với kết quả này và sẽ nhìn thấy được kết quả trong vòng vài ngày.

Ngoài ra, ở phương Tây, đa phần các bồn vệ sinh của họ đều có bể chứa nước 6 lít, và người lớn trung bình đi tè khoảng 7 lần mỗi 24 tiếng. Điều đó nghĩa là mất 7 x 6 = 42 lít nước mỗi ngày cho việc xả bồn cầu. Giả sử những người này đi tiểu theo cùng một cách như vậy mỗi ngày, thì chỉ trong 1 năm, một người bình thường sử dụng 42 x 365 = 15.330 lít nước nhà vệ sinh.

Có gần 319 triệu người sinh sống ở Mỹ, giả sử họ đều đi tiểu như nhau (chắc chắn là không có chuyện này, nhưng chúng ta đang giả định để tính toán thôi), 4,9 nghìn tỳ lít nước bị xả đi mỗi 365 ngày. So sánh một chút, lượng nước này đủ dùng cho 1,97 triệu hồ bơi chuẩn Olympic (dài 50 mét, rộng 25 mét, sâu 2 mét).

Thế nhưng, nếu tè luôn trong khi tắm, bạn sẽ làm giảm con số trên một cách đáng kể. Cho là với cách này, bạn chỉ cần vào nhà vệ sinh để đi tiểu 6 lần mỗi ngày. Điều đó nghĩa là chỉ trong 1 năm, bạn sẽ tiết kiệm được 2.190 lít nước trong nhà vệ sinh. Từ con số này nhân lên cho toàn bộ dân số Hoa Kỳ, 699 tỷ lít nước được tiết kiệm mỗi năm.

Tóm lại: Đi tiểu khi tắm không gây hại cho bạn, lại còn giúp bạn tiết kiệm nước. Tuy nhiên, việc đi tè khi tắm có thể giúp bạn tiết kiệm nước phần nào (do không cần phải xả nước), cải thiện môi trường ngoài ra còn giúp bạn phòng ngừa nấm chân nữa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Đăng ngày: 19/04/2025
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Đăng ngày: 16/04/2025
Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, nhồi máu cơ tim, đột quỵ là bệnh dễ xảy ra trong thời tiết nắng nóng kéo dài hiện nay.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News