Hố đen xé tan ngôi sao
Giống như một con mồi bất cẩn lang thang trong rừng, ngôi sao khổng lồ đỏ vô tình di chuyển tới gần một hố đen và bị xé toạc.
>>> Hố đen khổng lồ nuốt chửng các vì sao
Với khối lượng gấp từ hàng triệu tới hàng tỷ lần mặt trời, những hố đen siêu lớn ẩn nấp ở trung tâm của các thiên hà như những con mãnh thú và nuốt chửng những thiên thể tới quá gần chúng.
Hình minh họa một phần vật chất của ngôi sao khổng lồ đỏ bị
hút về phía hố đen cách địa cầu chừng 2,7 tỷ năm ánh sáng.
Khi một ngôi sao đỏ khổng lồ tới gần một hố đen cách trái đất khoảng 2,7 tỷ năm ánh sáng, lực hấp dẫn khủng khiếp của hố đen khiến ngôi sao bị xé nát, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết.
"Một phần vật chất của ngôi sao bị hút vào hố đen, còn một phần khác bị thổi ra không gian xung quanh với tốc độ cực lớn. Chúng tôi đang quan sát ánh sáng phát ra từ phần vật chất di chuyển về phía hố đen", Suvi Gezari, một nhà thiên văn của Đại học Johns Hopkins tại Mỹ, phát biểu.
Gezari cùng các đồng nghiệp đã dùng các kính thiên văn trên trái đất và trong vũ trụ để tìm kiếm tàn dư của ngôi sao xấu số. Phần lớn tàn dư là khí heli.
Vụ "nuốt chửng" sao của hố đen giúp giới khoa học hiểu rõ hơn môi trường khắc nghiệt xung quanh hố đen và những loại ngôi sao xoay quanh chúng.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vũ trụ có mùi gì?
Từ lâu, các nhà du hành vũ trụ sau những chuyến đi của mình thường nhắc đến một thứ mùi thơm đặc biệt xuất hiện bên ngoài không gian bao la.
