Hổ lập kỷ lục đi hơn 1.300km trong 5 tháng

Con hổ 2,5 năm tuổi vượt qua quãng đường dài nhất từng được ghi nhận tại Ấn Độ để tìm bạn tình, con mồi hoặc lãnh thổ mới.


Con hổ đi qua hai bang ở Ấn Độ. (Ảnh: BBC).

Với vòng cổ phát tín hiệu vô tuyến, con hổ đực rời khỏi khu bảo tồn động vật hoang dã ở bang Maharashtra phía tây Ấn Độ hồi tháng 6. Sau đó, nó di chuyển qua các trang trại, vùng nước và đường cao tốc tới bang lân cận. Trong suốt thời gian đó, nó chỉ đụng độ con người một lần duy nhất, gây thương tích cho nạn nhân khi người này chui vào bụi cây nơi nó đang nằm nghỉ.

Con hổ có tên C1 là một trong ba con non của hổ cái T1 ở khu bảo tồn Tipeshwar. Các nhà nghiên cứu đeo vòng vô tuyến cho nó hồi tháng 2, sau đó C1 tiếp tục lang thang trong những cánh rừng cho tới mùa mưa để tìm khu vực định cư phù hợp. Nó rời khu bảo tồn vào cuối tháng 6, đi qua 7 quận ở bang Maharashtra và bang lân cận, Telangana. Cuối tuần trước, C1 được phát hiện ở một khu bảo tồn khác tại Maharashtra.


Hành trình của con hổ từ khu bảo tồn Tipeshwar. (Ảnh: BBC).

Các cán bộ bảo vệ động vật hoang dã cho biết con mèo lớn không di chuyển theo đường thẳng. Họ theo dõi nó qua thông tin từ vệ tinh GPS mỗi giờ. C1 được ghi nhận ở hơn 5.000 địa điểm trong 9 tháng qua. "Con hổ có thể đang tìm kiếm bạn tình, thức ăn hoặc lãnh thổ. Phần lớn nơi sinh sống tiềm năng cho hổ ở Ấn Độ đã có chủ và những con hổ mới đang khám phá thêm chỗ khác", tiến sĩ Bilal Habib, nhà sinh vật học ở Viện Động vật hoang dã Ấn Độ, cho biết.

Con hổ lẩn trốn vào ban ngày và di chuyển vào đêm tối, giết lợn hoang và gia súc để ăn thịt. Tiến sĩ Habib xác nhận một người đàn ông bị thương sau khi chạm trán con hổ. Tuy nhiên, nhà chức trách cho rằng cần bắt giữ và chuyển con hổ tới khu rừng gần nhất để tránh "tai nạn không may". Họ cũng lo ngại có thể mất liên lạc với con vật trong tương lai do pin của vòng cổ vô tuyến chỉ còn 20%.

Số lượng hổ đang gia tăng ở Ấn Độ, nhưng môi trường sống của chúng ngày càng thu hẹp và con mồi không phải luôn có sẵn. Mỗi con hổ cần khoảng 500 con mồi trong lãnh thổ của chúng để đảm bảo nguồn thức ăn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lý giải được tại sao loài chuột lang nước không bị mắc ung thư

Lý giải được tại sao loài chuột lang nước không bị mắc ung thư

Các nhà khoa học vừa lý giải được cách thức mà loài chuột lang nước với kích thước lớn của cơ thể giảm thiểu được nguy cơ ung thư.

Đăng ngày: 09/05/2025
Loài ngựa lùn độc nhất thế giới

Loài ngựa lùn độc nhất thế giới

Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là loài ngựa thông minh nhất hiện nay. Chúng được người dân Scltlan coi như linh vật quốc gia.

Đăng ngày: 08/05/2025
Những chú chim rực rỡ sắc màu nhất thế giới

Những chú chim rực rỡ sắc màu nhất thế giới

Thế giới các loài chim vô cùng phong phú và đa dạng về màu sắc, kích thước…Và đây là danh sách những chú chim nhỏ bé nhưng vô cùng sặc sỡ.

Đăng ngày: 06/05/2025
Những loài động vật ăn thịt đồng loại đáng sợ nhất

Những loài động vật ăn thịt đồng loại đáng sợ nhất

Chắc hẳn các bạn từng xem một vài bộ phim về những kẻ ăn thịt người (Cannibal). Những câu chuyện kiểu ấy xem ra nhàm chán với mọi người, nhưng với một số loài động vật, đây không phải là trò đùa.

Đăng ngày: 06/05/2025
Các loài cá kỳ quái nhất hành tinh

Các loài cá kỳ quái nhất hành tinh

Với ngoại hình độc đáo, khác lạ, cá mặt trăng, cá mập Wobbegong, cá cần câu, cá chiêm tinh, cá dơi môi đỏ, cá giọt nước hay cá mập Goblin... được mệnh danh là những loài cá kỳ dị nhất hành tinh.

Đăng ngày: 05/05/2025
Những sự thật ít được biết đến về loài sói

Những sự thật ít được biết đến về loài sói

Chó sói, biểu tượng của vẻ đẹp và sức mạnh, tượng trưng cho cả những điều tốt đẹp và xấu xa tàn ác.

Đăng ngày: 05/05/2025
Khám phá gây bất ngờ ít người biết về thú ăn kiến

Khám phá gây bất ngờ ít người biết về thú ăn kiến

Thú ăn kiến không có răng. Chúng sử dụng chiếc lưỡi dài và dính của mình để bắt mồi.

Đăng ngày: 04/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News