Hổ mang chúa đu mình trên trần nhà bỏ trốn khỏi sở thú
Hổ mang chúa dài 2,4m chui đầu vào khe hở ở vị trí lắp đèn trên trần nhà, thành công trốn thoát khỏi khu chuồng của sở thú.
Sở thú Skansen Aquarium tại Stockholm, Thụy Điển, phải đóng cửa một phần sau khi hổ mang chúa dài 2,4 m mang tên Sir Vass trốn khỏi chuồng, New York Post hôm 26/10 đưa tin. Con vật bò ra ngoài qua vị trí lắp đèn hôm 22/10, chỉ vài ngày sau khi nó tới sở thú. Giám đốc sở thú Jonas Wahlstrom cho biết, sau vụ việc, con rắn được đặt tên lại là Houdini theo tên nghệ sĩ nổi tiếng chuyên biểu diễn các màn ảo thuật trốn thoát.
Các nhân viên đã rải bột mì để thử truy dấu "kẻ đào tẩu" và đặt một số bẫy dính. Họ cũng lắp đặt những camera đặc biệt được thiết kế để kiểm tra đường ống nước nhằm tìm kiếm những ngóc ngách khó tiếp cận.
Khu chuồng ở Skansen Aquarium đã được sử dụng để nuôi giữ hổ mang chúa khoảng 15 năm, nhưng Houdini chỉ mất vài ngày để tìm cách thoát thân, Wahlstrom cho biết. Ông giải thích, con rắn có lợi thế hơn những đồng loại trước đó vì nhân viên sở thú mới thay thế chiếc đèn trên nóc chuồng bằng bóng đèn năng lượng thấp.
"Đèn cũ nóng đến mức không con rắn nào muốn lại gần. Nhưng giờ nó không nóng chút nào, con rắn hổ mang chúa mới đến phát hiện ra điều này và chui đầu vào giữa bóng đèn và giá lắp đèn, thành công bò ra khỏi chuồng", Wahlstrom nói.
Hổ mang chúa Houdini chỉ mất vài ngày để tìm cách thoát thân.
Khu vực dành cho động vật bò sát của sở thú đã được phong tỏa và sẽ đóng cửa cho đến khi bắt được Houdini. Wahlstrom cho biết, không có nguy cơ nó thoát ra ngoài. Kể cả trong trường hợp đó, nó cũng sẽ không chịu được thời tiết lạnh ngoài trời. Wahlstrom cũng nhấn mạnh rằng rắn hổ mang chúa thường khá điềm tĩnh và không hay tấn công.
Hổ mang chúa (Ophiophagus hannah) là loài rắn độc dài nhất thế giới. Con trưởng thành thường dài khoảng 4 m, nhưng một số có thể dài tới hơn 5,5 m. Hổ mang chúa phân bố ở Ấn Độ, miền nam Trung Quốc và Đông Nam Á. Loài vật này thường đi săn vào ban ngày, nhắm đến những con mồi như rắn, thằn lằn, trứng và một số loài thú nhỏ. Hổ mang chúa thường săn mồi trên mặt đất, nhưng chúng cũng có thể leo lên cây và bơi dưới nước.

Tới đây, những loài vật nào sẽ bị tuyệt chủng?
Một số nhà khoa học thậm chí còn cho rằng, gần 40% các loài hiện đang cư trú trên hành tinh của chúng ta có thể bị tuyệt chủng sớm nhất vào năm 2050.

Trung Quốc xây cao ốc 26 tầng chỉ để… nuôi lợn
Ở Ngạc Châu (Hồ Bắc, Trung Quốc) có tòa nhà 26 tầng, được xây dựng với mục đích cho lợn ở.

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết
Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"
Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...

Những điều thú vị về loài cá sấu
Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).
