Hồ ngũ sắc được ví như "nồi nấu ăn" nằm trong miệng núi lửa Nhật Bản
Nằm ở tỉnh Miyagi, Nhật Bản, hồ nước nằm trong miệng núi lửa Okama được đặt tên một cách khéo léo vì hình dáng của hồ giống như chiếc nồi nấu ăn truyền thống.
Okama là một hồ nằm trong miệng núi lửa có chu vi 1.000 m và sâu 27 m. Nó còn được gọi là Goshikinuma - hồ ngũ sắc vì cường độ ánh sáng làm thay đổi màu sắc bề mặt của hồ nước ở vị trí độc đáo này.
Các mùa khác nhau tạo ra các màu sắc và độ sáng khác nhau của nước hồ.
Okama là một địa điểm tham quan nổi tiếng ở Nhật Bản. Du khách có thể tới đây thưởng ngoạn cảnh cây cỏ trên núi cao vào mùa hè và ngắm những tán lá đỏ vào mùa thu từ tháng 9 đến tháng 11. Cảnh sắc mùa đông ở đây cũng rất ấn tượng khi tuyết tạo thành những bức tường cao trên 10m nằm sát hai bên đường dẫn lên đỉnh núi.
Hồ đẹp mắt nằm trong miệng núi lửa.
Nằm trên biên giới của tỉnh Miyagi và Yamagata, dãy núi Zao - nơi có hồ Okama đã được bình chọn là một trong 100 ngọn núi nổi tiếng nhất Nhật Bản.
Hồ miệng núi lửa được bao quanh bởi ba ngọn núi Kattadake, Kumanodake và Goshikidake và cùng với những tán cây phủ đầy sương giá, là hình ảnh mang tính biểu tượng của dãy núi Zao.
Hồ ngũ sắc thay đổi màu sắc của nước từ xanh đậm sang xanh lam theo ánh sáng mặt trời. Màu sắc của hồ miệng núi lửa cũng khiến du khách mê mẩn khi chúng thậm chí thay đổi màu tùy theo góc nhìn khác nhau. Không có sự sống trong hồ do tính axit mạnh của nước.

Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Việt Nam có chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hay không?
Dải hội tụ nhiệt đới là dải thời tiết xấu, hình thành do sự hội tụ của tín phong hai bán cầu.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
