Hổ săn cá sấu ai ngờ bị tấn công ngược
Hổ rình trên bờ rồi lao xuống nước vồ cá sấu, nhưng con mồi với bộ hàm khỏe và lớp da dày có vẻ quá sức với nó.
Hổ giằng co với cá sấu trong khu bảo tồn quốc gia Ranthambore, Ấn Độ. (Video: Ramon Gonzales)
Khách tham quan Ramon Gonzales ghi hình cuộc đụng độ giữa hổ và cá sấu trong khu bảo tồn quốc gia Ranthambore, Ấn Độ, Latest Sightings hôm 15/7 đưa tin. Gonzales bắt gặp cảnh tượng này trong lúc tới khu bảo tồn để tìm kiếm hổ. "Chúng tôi dừng chân ở một hồ nước với hy vọng có thể vài con vật sẽ muốn đến uống nước", Gonzales kể lại.
"Chúng tôi mới ngồi được vài phút thì một con hổ xuất hiện. Nó thận trọng đến gần hồ trong tư thế rình mồi. Chậm rãi và ổn định, con hổ rút ngắn khoảng cách. Sau đó, với tốc độ cực nhanh, nó lao xuống nước. Ban đầu chúng tôi không chắc con hổ đang săn gì, nhưng mọi chuyện trở nên rõ ràng khi một con cá sấu ngóc đầu lên", anh nói thêm.
Mặt nước trở nên hỗn loạn khi hai kẻ săn mồi đáng gờm chiến đấu. Chúng khiến nước bắn tung tóe và gây ra nhiều tiếng ồn. Dù hổ thể hiện sức mạnh ấn tượng, cơ thể bọc giáp và bộ hàm cực khỏe của cá sấu có vẻ quá sức đối với nó. Cuộc vật lộn kết thúc khi kẻ tấn công phải bỏ cuộc và chạy lên bờ. "Cá sấu đã thắng trận chiến này và lại có thể tiếp tục bơi", Gonzales cho biết.
Cơ thể bọc giáp và bộ hàm cực khỏe của cá sấu có vẻ quá sức đối với hổ.
Hổ (Panthera tigris) có kích thước đồ sộ nhất trong số các loài mèo lớn ở châu Á. Khi săn mồi, chúng dựa vào thị giác và thính giác nhiều hơn khứu giác. Chúng thường đi săn đơn độc và có thể tiêu thụ hơn 36 kg thịt một lúc. Hổ thường ăn thịt những con vật như hươu và lợn rừng. Chúng có hàm khỏe và răng sắc nhọn để bắt và giết con mồi. Dù rất mạnh, chúng thường không săn cá sấu. Cá sấu có lớp da dai, cứng chắc và sống dưới nước nên rất khó để hổ hạ gục.
Cá sấu (Crocodilia) là những sinh vật mạnh mẽ nhưng vẫn có thể mất cảnh giác. Là kẻ đi săn hàng đầu trong môi trường sống của chúng, cá sấu không nghĩ mình sẽ bị những loài vật khác săn bắt. Điều này có thể khiến chúng dễ bị tấn công bất ngờ bởi những kẻ săn mồi cơ hội.

Hổ với sư tử - kẻ săn mồi nào mạnh hơn?
Hổ khỏe hơn và săn mồi độc lập tốt hơn, nhưng sư tử nhanh nhẹn hơn và có tỷ lệ săn mồi thành công cao hơn nhờ đi theo bầy.

Cận cảnh loài giun từ châu Á đang khiến cả nước Mỹ "đau đầu"
Thời gian gần đây, một loài giun gây hại có nguồn gốc từ châu Á đang xuất hiện tràn lan trên khắp nước Mỹ, gây ra không ít phiền toái cho người dân nước này.

Rắn chàm quạp cực độc nhưng dễ bị nhầm lẫn với sinh vật này: Cách phân biệt nhanh, rất dễ!
Cả hai đều thuộc họ rắn lục Viperidae nên rất dễ nhầm lẫn.

Ngư dân Campuchia bắt được cá nước ngọt lớn nhất thế giới trên sông MeKong
Các nhà khoa học Campuchia và Mỹ xác nhận ngư dân Campuchia vừa bắt được con cá nước ngọt lớn nhất thế giới trên sông Mê Kông.

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?
Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.
