Hồ sâu nhất thế giới trên núi cao, chứa 2 tỷ tấn nước nhưng cá khó sống

Dù nước trong hồ rất tinh khiết và trong lành nhưng lượng oxy thấp khiến rất ít cá có thể sống ở đây.

Hồ Thiên Trì theo phiên âm tiếng Trung là Tian Chi (Hồ nước của trời). Đây là một hồ nước hình thành từ vụ phun trào núi lửa vào khoảng năm 969 Trước công nguyên, nằm trên hõm chảo trên đỉnh dãy Trường Bạch thuộc tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc.

Theo tài liệu để lại, do sự dịch chuyển của lớp vỏ Trái đất, dãy núi được hình thành khoảng 2,77 triệu năm trước sau vụ phun trào núi lửa. Trên đỉnh của ngọn núi chính có hồ miệng núi lửa ở độ cao 2100m so với mực nước biển. Và đó cũng là hồ Thiên Trì của ngày nay.

Hồ sâu nhất thế giới trên núi cao, chứa 2 tỷ tấn nước nhưng cá khó sống
Vẻ đẹp của hồ Thiên Trì - hồ nước trên núi sâu nhất thế giới.

Diện tích bề mặt hồ là 9,82km2 với độ sâu lớn nhất đạt 384m, độ sâu trung bình là 204m. Với kích thước này, đây cũng chính là hồ trên núi có độ sâu lớn nhất thế giới hiện nay.

Do nằm ở vĩ độ cao nên nước ở hồ Thiên Trì luôn lạnh, nhiệt độ ngày hè cũng đạt từ 8 độ C - 10 độ C. Giữa tháng 10 tới tháng 6 hàng năm, hồ trong tình trạng đóng băng với lớp dày 1 m.

Hồ sâu nhất thế giới trên núi cao, chứa 2 tỷ tấn nước nhưng cá khó sống

Để tới hồ, du khách phải lái xe vượt qua con đường dài 10km với 129 khúc cua dẫn tới đỉnh núi. Và khi đó, hồ nước sâu nhất thế giới trên núi cao sẽ hiện ra trước mắt.

Hồ sâu nhất thế giới trên núi cao, chứa 2 tỷ tấn nước nhưng cá khó sống
Trữ lượng nước hồ lên tới khoảng 2 tỷ tấn nước ngọt.

Nằm ở độ cao khoảng 2 km so với mực nước biển, hồ Thiên Trì chứa khoảng 2 tỷ tấn nước ngọt. Trữ lượng này đủ sức cung cấp nước cho toàn bộ người dân ở Bắc Kinh trong 22 tháng.

Hồ sâu nhất thế giới trên núi cao, chứa 2 tỷ tấn nước nhưng cá khó sống
Do nồng độ oxy trong nước thấp nên rất ít loài cá có thể sống tại đây.

Dù nước trong hồ rất tinh khiết trong lành, nhưng gần như không có các loài thủy sinh cư trú. Do nồng độ oxy trong nước thấp, cộng với môi trường khô cằn xung quanh, thảm thực vật thưa thớt khiến nơi này không đáp ứng đủ điều kiện để các loài cá sinh sống.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Dự báo thời tiết ngày khai giảng (5/9) trên phạm vi cả nước

Dự báo thời tiết ngày khai giảng (5/9) trên phạm vi cả nước

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, ngày 5/9, các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ phổ biến ít mưa, ngày nắng, vùng đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ có nắng nóng.

Đăng ngày: 04/09/2020
Bão Maysak cực mạnh ở Tây Thái Bình Dương sẽ đổ bộ nước nào?

Bão Maysak cực mạnh ở Tây Thái Bình Dương sẽ đổ bộ nước nào?

Dự báo, bão Maysak sẽ tấn công các khu vực của hai quốc gia ở châu Á.

Đăng ngày: 01/09/2020
Dòng sông kỳ lạ không có nước suốt nghìn năm

Dòng sông kỳ lạ không có nước suốt nghìn năm

Suốt hàng nghìn năm qua, dù mang tên dòng sông nhưng bên dưới lại không có dòng chảy và không có nước.

Đăng ngày: 01/09/2020
Trái đất lạnh cỡ nào trong thời kỳ băng hà cuối cùng?

Trái đất lạnh cỡ nào trong thời kỳ băng hà cuối cùng?

Nhiệt độ Trái đất trong Thời kỳ băng hà cuối cùng ở khoảng 7-8 độ C. Phát hiện này giúp chúng ta hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa mức độ gia tăng ngày nay của carbon dioxide trong khí quyển và nhiêt độ Trái đất.

Đăng ngày: 01/09/2020
Hiện tượng hiếm gặp: Cầu vồng dẹt vắt ngang mặt biển

Hiện tượng hiếm gặp: Cầu vồng dẹt vắt ngang mặt biển

Ánh nắng chiếu qua các hạt bụi nước tí hon bắn lên từ mặt biển, tạo thành nhiều màu sắc rực rỡ.

Đăng ngày: 29/08/2020
Chuyện hi hữu: Tuyết rơi tháng 8 lần đầu tiên trong 15 năm ở Australia

Chuyện hi hữu: Tuyết rơi tháng 8 lần đầu tiên trong 15 năm ở Australia

Lần đầu tiên sau 15 năm, người dân ở khu vực Đông Nam Australia tận mắt chứng kiến trận tuyết rơi kỷ lục.

Đăng ngày: 26/08/2020
Phát hiện điểm nóng băng tan mới ở Nam Cực

Phát hiện điểm nóng băng tan mới ở Nam Cực

Các nhà khoa học hôm 24/8 cảnh báo về tốc độ băng tan tại khu vực phía đông Nam Cực, nơi chứa phần lớn băng của châu lục.

Đăng ngày: 26/08/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News