Hố tử thần 30m nuốt chửng đường 5 làn ở Nhật
Hố tử thần dài 30m bất ngờ xuất hiện giữa mặt đường lớn ở Nhật Bản, khiến nhiều người hoảng sợ.
Hố tử thần dài khoảng 30m, rộng 27m và sâu 15m xuất hiện hôm qua gần bến tàu JR Hakata tại thành phố Fukuoka phía tây nam Nhật Bản, nuốt chửng một phần mặt đường 5 làn, làm gián đoạn giao thông cũng như nguồn cung cấp điện, nước, gas trong nội thành, theo International Business Times.
Hố tử thần nuốt chửng một đoạn đường 5 làn tại thành phố Fukuoka, Nhật Bản. (Ảnh: AP).
Cảnh sát cho biết sự việc không gây thương tích cho người dân. Các tòa nhà văn phòng xung quanh được sơ tán để đề phòng hố tử thần mở rộng. "Mất điện xảy ra đột ngột và tôi nghe thấy một tiếng nổ lớn. Tôi bước ra ngoài và trông thấy miệng hố khổng lồ", một nhân chứng chia sẻ.
Các nhà chức trách nghi ngờ hố tử thần là kết quả từ quá trình xây dựng mở rộng tuyến đường Nanakuma thuộc hệ thống tàu điện ngầm của thành phố. Cư dân và tòa nhà lân cận được yêu cầu tắt đường dẫn khí gas cho đến khi có thông báo mới.
Hố tử thần lớn hình thành sau khi hai hố nhỏ hơn mở rộng dần và nhập lại thành một, làm sụt lún mặt đường và đất cát vào khoảng 5 giờ sáng theo giờ địa phương. "Khi tôi nhìn ra, hai miếng hố đã nằm ở đó và chúng tiếp tục lớn dần. Tôi hoảng sợ tột độ khi một cột đèn giao thông sụt xuống ở giao lộ gần nơi tôi đứng. Trực giác mách bảo tôi phải rời khỏi đây ngay lập tức", một thanh niên kể lại.
Những ống dẫn nước bị hư hỏng sau sự việc khiến hố tử thần ngập đầy nước. Ngân hàng Fukuoka báo cáo hệ thống mạng tạm ngưng hoạt động trong khi sân bay Fukuoka cũng bị mất điện trong thời gian ngắn.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
