Hố tử thần ở Nga ngày càng mở rộng, "nuốt" hàng loạt ngôi nhà

Một hố lớn ở gần một trong số những khu mỏ thuộc vùng núi Ural, Nga đã tăng kích thước ít nhất 5 lần kể từ khi được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 11 năm ngoái.

Hố tử thần ở Nga ngày càng mở rộng thêm

Hố sâu khổng lồ này tiếp tục nuốt trọn những ngôi nhà ngoại ô cạnh đó và không có bất kỳ dấu hiệu gì cho thấy miệng hố sẽ ngừng phát triển.

Hố lớn này nằm giữa khu nhà nghỉ dưỡng mùa hè cạnh Solikamsk-2, một hầm mỏ do công ty sản xuất phân kali lớn nhất nước Nga Uralkali vận hành.

Miệng hố này đang dần mở rộng diện tích và nuốt hết ngôi nhà này đến ngôi nhà khác trong khi mặt đất xung quanh tiếp tục sụt xuống.


Nhiều ngôi nhà đã bị hố khổng lồ này nuốt trọn. (Nguồn: sputnik).

Khi mới được phát hiện vào tháng 11​/2014, kích thước của hố ở vào khoảng 20x30m. Tới đầu năm 2015, hố này được cho là đã tăng kích thước tới 58x87m. Hiện tại, tức là khoảng 10 tháng sau, kích thước của hố được cho là đã lên tới 122x125m và vẫn đang mở rộng thêm, đe dọa tới những ngôi nhà nghỉ lân cận.

Miệng hố này có thể được nhìn thấy từ ngoài không gian và có chiều sâu khoảng 75m.

Trước khi miệng hố khổng lồ này xuất hiện, công ty đã tiến hành sơ tán công nhân khỏi mỏ Solikamsk-2 do mỏ bị ngập nước muối. Các hoạt động khai thác tại đây đã được ngừng lại, và mực nước ngầm cũng đang được giám sát chặt chẽ.

“Uralkali tiếp tục xử lý những hậu quả của tai nạn này, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực có thể xảy ra”, truyền thông địa phương trích dẫn tuyên bố của công ty.

Uralkali đang tiếp tục bơm nước muối ra ngoài, cùng với đó là củng cố cầu nối giữa mỏ Solikamsk-1 và Solikamsk-2 cũng như tiến hành nối các kênh dẫn nước.

Công ty cho biết mỏ Solikamsk-2 kết nối với một mỏ khác là Solikamsk-1. Những đường hầm nối hai mỏ với nhau đã được bịt kín cách đây nhiều thập kỷ, song người dân địa phương lo ngại rằng việc nước tràn qua mỏ còn lại chỉ là vấn đề thời gian.

Thị trấn Solikamsk nằm gần như hoàn toàn trên nền đất phía trên mỏ Solikamsk-1.

Vào tháng 1/1995, chính khu mỏ này cũng đã xảy ra sự cố lún sập, gây nổ khí gas ở các khu vực lân cận.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 26/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News