Hoa nở nhanh hơn vì biến đổi khí hậu

Nhiều loại cây cối có hoa nở với tốc độ nhanh hơn nhằm đối phó với biến đổi khí hậu. Điều này có thể gây ra nhiều tác động xấu đối với chuỗi thức ăn và hệ sinh thái trên hành tinh.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học ở ĐH Califorina San Diego và một số viện nghiên cứu khác ở Mỹ, hàm lượng carbon dioxit (CO2) trong khí quyển do đốt nhiên liệu hóa thạch có thể ảnh hưởng tới cơ chế cây cối nhả khí oxy, làm tăng nhiệt độ trái đất và thay đổi lượng mưa, kiểu mưa, từ đó ảnh hưởng tới hành vi của sinh vật. Các nhà khoa học tập trung nghiên cứu thực vật vì cách phản ứng của cây cối đối với biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng tới các chuỗi thức ăn và dịch vụ sinh thái như thụ phấn, chu trình dinh dưỡng và cung cấp nước.


Tác động của tình trạng cây cối đang nở hoa nhanh
hơn do biến đổi khí hậu chưa được đánh giá đúng mức

Nghiên cứu trên 1.634 loài thực vật, các nhà khoa học đã tìm ra rằng một số thí nghiệm trước đây không đánh giá hết tác động của tình trạng hoa nở nhanh hơn 8,5 lần bình thường và lá phát triển nhanh hơn 4 lần bình thường. Do đó, các nghiên cứu trong tương lai nên được thiết kế để dự đoán cơ chế thực vật phản ứng với biến đổi khí hậu.

Khí hậu toàn cầu ấm lên có ảnh hưởng đáng kể tới hàng trăm loài cây cỏ và động vật khắp thế giới, gây ra thay đổi trong cách thức sinh sản, di trú và ăn uống.

Thực vật là một phần quan trọng của sự sống trên trái đất. Chúng là nền tảng của chuỗi thức ăn, sử dụng quá trình quang hợp để tạo ra đường từ CO2 và nước. Chúng nhả oxy - thứ không thể thiếu đối với gần như mọi sinh vật trên hành tinh.

Các nhà khoa học ước tính nhiệt độ thế giới tăng khoảng 0,80C kể từ năm 1900, và gần 0,20C mỗi thập kỷ kể từ năm 1979.

Cho tới nay, các nỗ lực cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính khiến trái đất nóng lên vẫn chưa đủ để ngăn chặn quá trình tăng thêm 20C trong thế kỷ này. Đây là ngưỡng mà các nhà khoa học cho rằng sẽ tạo ra nền khí hậu không ổn định, khiến các sự kiện thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng gây mất mùa trở nên phổ biến hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Đăng ngày: 10/05/2025
Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Đăng ngày: 09/05/2025
Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Đăng ngày: 05/05/2025
Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

Đăng ngày: 04/05/2025
12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

Nếu ăn phải một số loại nấm độc như nấm đôi cánh thiên thần hoặc nấm mũ đầu lâu, con người sẽ bị tổn thương gan, thận, hệ thần kinh, dẫn đến tử vong.

Đăng ngày: 02/05/2025
Con rết

Con rết "dài phá kỷ lục thế giới" ở Đà Nẵng

Anh Vũ Hồng Phương, 28 tuổi ở đường Nguyễn Tri Phương, phường Thạc Rán, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng cho biết, cách đây vài ngày anh có thấy một con rết chạy vào sân nhà.

Đăng ngày: 01/05/2025
Hàng loạt cây cảnh chứa chất độc chết người

Hàng loạt cây cảnh chứa chất độc chết người

Các nhà sinh học cảnh báo trong số cây cảnh trồng trong nhà có nhiều loại cây chứa độc tố gây chết người nếu ăn phải.

Đăng ngày: 29/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News