Hóa ra loài muỗi cũng biết sợ khi chúng ta làm điều này

Nghiên cứu cho thấy rằng việc cố gắng đập muỗi, dù trúng hay không, cũng có khả năng giúp bạn ít bị muỗi đốt hơn.

Bị muỗi đốt hẳn là chuyện mà ai ai trong chúng ta cũng đều đã trải qua trong đời. Nó vừa phiền phức, lại vừa khó chịu, chưa kể lại khó tránh hay phòng ngừa được.

Bạn vừa đi học hay đi làm về, vừa thay quần áo ra, ngồi lên ghế, bỗng phốc một cái, trên chân hay tay bạn có một vệt sưng đỏ.

Hóa ra loài muỗi cũng biết sợ khi chúng ta làm điều này

Để chống muỗi, cách tốt nhất là bôi thuốc, đốt hương muỗi, xịt thuốc diệt côn trùng. Tuy nhiên theo một nghiên cứu gần đây, chỉ cần làm một việc đơn giản là... cố gắng đập muỗi là cũng đủ để giúp bạn thoát nạn rồi.

Muỗi đương nhiên cần máu để sống sót. Tuy nhiên nếu có lựa chọn hấp dẫn và dễ dàng hơn, chúng sẽ chọn những đối tượng đó, thay vì lại gần những đối tượng có thể đe dọa mạng sống của chúng.

Nguyên do là vì muỗi sẽ học được cách liên hệ dao động từ cử động đập với mùi của bạn và ghi nhớ điều đó. Những con muỗi này sẽ nhớ luôn việc rằng người này sẽ không tha cho nó nếu nó dám lại gần họ.

Hóa ra loài muỗi cũng biết sợ khi chúng ta làm điều này

Jeffrey Riffell, một nhà sinh thái thần kinh học ở ĐH Washington có nói: "Các loài muỗi truyền dịch bệnh như Zika hay sốt xuất huyết không phải gặp gì cũng cắn."

Trên thực tế, chúng thích người hơn là động vật, và thậm chí là thích một số người nhất định. Mức độ thu hút muỗi tùy thuộc theo người đó trông thế nào, có mùi và hành xử ra sao. Nhưng khi thời điểm tìm kiếm thức ăn không quá thuận lợi, muỗi có thể sẽ thay đổi sở thích.

Để tìm hiểu về tập tính của muỗi, Riffell và các đồng nghiệp đã để muỗi vào một môi trường thí nghiệm và bỏ một số mùi hương khác nhau vào trong máy tạo khí. Máy sẽ tạo ra các dao động tương tự như hành động đập muỗi nhưng hụt.

Chỉ trong vòng 15 phút, mấy con muỗi đã ngay lập tức liên hệ được mùi hương này với các dao động. Một số mùi hương đã từng hấp dẫn với chúng, giờ đây đã trở nên đáng gờm, và lũ muỗi tránh né các mùi hương này.

Thay vì lại gần các mùi hương này, muỗi quyết định tiếp cận một mùi hương mới. Trong vòng ít nhất là 24 tiếng, muỗi sẽ lưu giữ trí nhớ về mùi hương y như vậy.

Hóa ra loài muỗi cũng biết sợ khi chúng ta làm điều này
Muỗi có thể lưu trữ mùi hương trong vòng 24h.

Việc ghi nhớ mùi của một cá nhân có xu hướng đập muỗi là rất quan trọng cho việc sống còn của loài này, đặc biệt là khi chỉ cần đập trúng một cái, chúng sẽ chết ngay.

Ngoài ra, điều này cũng có nghĩa rằng muỗi sẽ tìm kiếm những cá nhân tiềm năng với ít rủi ro hơn. Riffell cho biết, việc nhớ mùi hương sẽ giúp muỗi quyết định vật chủ mà chúng sẽ hút máu.

Các giác quan của muỗi được rèn luyện để tìm kiếm vật chủ hoàn hảo nhất. Từ phía xa, carbon dioxide từ hơi thở của con người thu hút muỗi đến. Việc này kích hoạt thị giác của chúng và giúp chúng tìm kiếm những cá thể tiềm năng để thăm dò.

Hóa ra loài muỗi cũng biết sợ khi chúng ta làm điều này

Dopamine giúp loài muỗi chọn lọc được mùi đặc trưng của một cá nhân trong hằng hà sa số các thể loại mùi khác.

Khi lại gần hơn, muỗi xem xét mùi hương, nhiệt độ, mồ hôi, mùi cồn, và xem cả việc vật chủ có đang mang thai hay không (phụ nữ có thai thường thải ra nhiều carbon dioxide hơn). Nếu như vật chủ này có vẻ không đủ tốt, chúng sẽ không hút máu.

Tuy nhiên cho đến hiện giờ, việc loài côn trùng này phân tích được 200 hóa chất khác nhau trong mùi hương cơ thể con người như thế nào thì chúng ta vẫn chưa hiểu rõ.

Một thứ giúp cho muỗi ghi nhớ mùi hương, chính là dopamine, một hóa chất trong não giúp con người, ong và các loài sinh vật khác ghi nhớ.

Riffell nghĩ rằng dopamine giúp loài muỗi chọn lọc được mùi đặc trưng của một cá nhân trong hằng hà sa các thể loại mùi khác.

Dopamine di chuyển khắp não và kết nối các điểm tiếp nhận thần kinh với nhau tương tự như chìa khóa tra vào ổ. Chất này giúp mở cửa và tạo kết nối giữa các tế bào thần kinh, đồng thời định hình hành vi và suy nghĩ.

Khi các nhà nghiên cứu thay đổi gene của muỗi để gỡ bỏ các chất dopamine này, loài côn trùng này lập tức mất khả năng ghi nhớ. Chúng cũng mất luôn khả năng ngửi.

Nghiên cứu có ý nghĩa gì?

Việc am hiểu hơn về cách muỗi phân tích thông tin và lựa chọn vật chủ có thể giúp con người phát triển ra nhiều cách để ngăn chặn dịch bệnh, ví dụ như việc kết hợp nhiều loại bẫy khác nhau, lưới và thuốc diệt côn trùng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Bí mật loài kiến khổng lồ có khả năng chữa vết thương cho đồng loại

Bí mật loài kiến khổng lồ có khả năng chữa vết thương cho đồng loại

Loài kiến Matabele châu Phi có thể trở thành y tá, chăm sóc cho đồng loại bị thương khi chúng tham gia kiếm mồi.

Đăng ngày: 19/02/2018
Bốn giống chó

Bốn giống chó "tứ đại quốc khuyển" của Việt Nam

Việt Nam có bốn giống chó nội được gọi là tứ đại quốc khuyển gồm chó Bắc Hà, chó lài, chó H’Mông cộc đuôi và chó Phú Quốc.

Đăng ngày: 18/02/2018
5 giống chó hiếm nhất thế giới

5 giống chó hiếm nhất thế giới

Những giống chó này chỉ quen với môi trường bản địa hoặc có tập tính hung dữ không thể thuần hóa.

Đăng ngày: 18/02/2018
Thái Lan: Kinh hãi hổ mang chúa khổng lồ 5 mét mò vào nhà dân

Thái Lan: Kinh hãi hổ mang chúa khổng lồ 5 mét mò vào nhà dân

Theo trang mạng Thái Lan Kchiwit, sự việc xảy ra hồi đầu tháng này tại một ngôi làng ở Thái Lan. Ngôi làng này nằm sát khu rừng rậm rạp, có nhiều cây cối và là nhà của loài hổ mang chúa khét tiếng.

Đăng ngày: 15/02/2018
Malaysia: Bắt trăn khổng lồ nặng 1 tạ to lớn chưa từng thấy

Malaysia: Bắt trăn khổng lồ nặng 1 tạ to lớn chưa từng thấy

Theo trang mạng Coconuts, một nhóm dân làng ở Bintulu, bang Salawak, Malaysia đi săn trong một khu rừng gần nhà thì bỗng nhiên nghe thấy tiếng động lạ.

Đăng ngày: 13/02/2018
Độc nhất vô nhị: Cá trê rồng sặc sỡ không phải là trò đùa

Độc nhất vô nhị: Cá trê rồng sặc sỡ không phải là trò đùa "rửng mỡ"

Vừa qua, anh Nguyễn Văn Tiến đi chợ Tuyên Quang. Vừa tới đầu chợ, anh thấy nhiều người túm tụm bàn cãi về một con cá trê lạ tại khu bán cá.

Đăng ngày: 12/02/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News