Hóa thạch cá niên đại 440 triệu năm chứa thông tin tiến hóa loài người

Mẫu hóa thành tìm thấy tại Trùng Khánh gồm hóa thạch cá gai với lớp vỏ bọc cứng nhiều gai quanh vây, loài cá này được coi là tổ tiên của các sinh vật có quai hàm và xương sống, trong đó có con người.

Ngày 28/9, các nhà nghiên cứu công bố những mẫu hóa thạch cá có niên đại khoảng 440 triệu năm trước, tìm thấy ở Trung Quốc, cho rằng đây là những vật chứng cung cấp những thông tin rất giá trị về quá trình tiến hóa của loài người.

Hóa thạch cá niên đại 440 triệu năm chứa thông tin tiến hóa loài người
Đây là hóa thạch loài cá có xương quai hàm cổ đại nhất. (Nguồn: france24.com)

Những mẫu hóa thạch loài cá cổ đại được phát hiện tại Quý Châu (miền Nam) và Trùng Khánh (miền Tây Nam) từ năm 2019. Theo các nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Cổ sinh vật và người tiền sử (IVPP) thuộc Viện Khoa học Trung Quốc, những mẫu hóa thạch này cung cấp những thông tin quan trọng cho thấy cấu trúc cơ thể người có thể có nguồn gốc tiến hóa từ các loài cá cổ đại hàng trăm triệu năm trước, qua đó bổ sung những kiến thức quan trọng còn chưa được biết đến về quá trình tiến hóa từ cá đến người.

Các phát hiện mới được công bố trên tạp chí khoa học Nature ngày 29/9 với những nội phân tích cung cấp bằng chứng rõ ràng nhất về quá trình tiến hóa. Cụ thể, mẫu hóa thành tìm thấy tại Trùng Khánh gồm hóa thạch cá gai với lớp vỏ bọc cứng nhiều gai quanh vây. Loài cá này được coi là tổ tiên của các sinh vật có quai hàm và xương sống, trong đó có con người.

Năm 2013, các nhà khoa học cũng thông báo phát hiện hóa thạch cá có niên đại 419 triệu năm tại Trung Quốc giúp lật ngược giả thuyết trước đó rằng những động vật có khung nhiều xương thời hiện đại đều tiến hóa từ một sinh vật giống như cá mập với phần khung xương làm từ sụn. Loài sinh vật mới được phát hiện, có tên là Fanjingshania, còn tồn tại trước loài cá trên khoảng 15 triệu năm.

Theo Zhu Min - tác giả chính của nghiên cứu - đây là loài cá có xương quai hàm cổ đại nhất từng được đưa ra giải phẫu. Các dữ liệu mới cũng cung cấp nhiều thông tin cần thiết về các bước tiến hóa dẫn đến sự hình thành những đặc điểm thích nghi của động vật có xương sống như hàm nhai, hệ thống cảm nhận và các cặp chi.

Các hóa thạch tìm thấy ở Trùng Khánh cũng là những mẫu vật duy nhất có niên đại 440 triệu năm còn nguyên vẹn bộ khung từ đầu tới đuôi, cung cấp những thông tin quý báu về quãng thời gian được coi là buổi sơ khai của loài cá.

John Long, từ Đại học Flinders, Australia, đánh giá đây là những phát hiện thú vị, cung cấp những kiến thức mang tính bước ngoặt, thậm chí có thể viết lại hầu hết những hiểu biết về lịch sử sơ khai trong quá trình tiến hóa của các động vật có hàm nhai.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những loài thú có túi to lớn nhất từng được con người phát hiện

Những loài thú có túi to lớn nhất từng được con người phát hiện

Gấu túi và chuột túi là những loài động vật nổi tiếng của Úc, những con vật này có 2 điểm chung. Thứ nhất, chúng là thú có túi, và thứ hai, chúng tồn tại cho đến ngày nay. Nhưng năm loài thú có túi lớn nhất từng được phát hiện trong quá khứ thì sao?

Đăng ngày: 05/10/2022
Phát hiện tiền cổ 2.000 năm tuổi tại Tây An, Trung Quốc

Phát hiện tiền cổ 2.000 năm tuổi tại Tây An, Trung Quốc

Theo Tân Hoa xã, một loạt di vật lịch sử mới bao gồm hàng nghìn đồng tiền xu bằng đồng, đã được các nhà khoa học Trung Quốc khai quật từ phế tích của một xưởng đúc có niên đại hơn 2.000 năm trước đây ở thành phố Tây An, thủ phủ của tỉnh Thiểm Tây, Tây Bắc nước này.

Đăng ngày: 05/10/2022
Bình sứ Trung Hoa được bán với giá gấp 4.000 lần ước tính

Bình sứ Trung Hoa được bán với giá gấp 4.000 lần ước tính

Nhà đấu giá Pháp Osenat công bố một chiếc bình sứ Trung Hoa đã được bán với giá gần 8 triệu euro, cao hơn 4.000 lần giá ước tính ban đầu.

Đăng ngày: 05/10/2022
Phục dựng thành công 3 khuôn mặt của người Trung Cổ

Phục dựng thành công 3 khuôn mặt của người Trung Cổ

Chuyên gia Scotland quét 3D hộp sọ của một phụ nữ trẻ, linh mục và giám mục rồi dùng AI để tái tạo những khuôn mặt sống động như thật.

Đăng ngày: 05/10/2022
Bát sứ ngự dụng - báu vật hoàng cung Thăng Long

Bát sứ ngự dụng - báu vật hoàng cung Thăng Long

Hai bát sứ trắng in nổi hình rồng từng là vật dụng dành cho vua ở hoàng cung Thăng Long.

Đăng ngày: 05/10/2022
Các nhà khoa học đã có thể tạo ra những con gà có đặc điểm của khủng long!

Các nhà khoa học đã có thể tạo ra những con gà có đặc điểm của khủng long!

Trong một thí nghiệm đột phá, các nhà khoa học đã biến đổi phôi gà để tạo cho chúng một cấu hình mõm và vòm miệng tương tự như các loài khủng long nhỏ như Velociraptor và Archaeopteryx.

Đăng ngày: 04/10/2022
Phát hiện mỏ neo 2.000 năm tuổi

Phát hiện mỏ neo 2.000 năm tuổi "cực kỳ hiếm"

Các nhà khảo cổ đã mô tả việc phát hiện ra một mỏ neo 2.000 năm tuổi dưới đáy biển ngoài khơi Suffolk là một phát hiện dưới nước " cực kỳ hiếm".

Đăng ngày: 04/10/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News