Hóa thạch chim 90 triệu năm giúp dự báo tương lai Trái Đất

Các nhà khoa học phát hiện hóa thạch 90 triệu tuổi của loài chim mới có sải cánh dài hơn một mét và hàm răng sắc nhọn ở vùng Bắc Cực thuộc Canada.

Nhóm các nhà địa chất thuộc Đại học Rochester, Mỹ phát hiện hóa thạch 90 triệu năm tuổi của một loài chim mới ở khu vực Bắc Cực thuộc Canada, Business Insider hôm 24/12 đưa tin. Con chim mang tên Tingmiatornis arctica là một trong số các loài chim lâu đời nhất từng được phát hiện ở bán cầu bắc.

Xương của Tingmiatornis arctica cho thấy nó trông giống con lai giữa mòng biển và chim cốc với sải cánh dài hơn một mét. Ngoài ra, con chim có hàm răng sắc nhọn và các đặc điểm giúp nó có thể lặn dưới nước.

Hóa thạch chim 90 triệu năm giúp dự báo tương lai Trái Đất
Hóa thạch chim 90 triệu năm tuổi được tìm thấy ở vùng Bắc Cực thuộc Canada. (Ảnh: Michael Osadciw).

Hóa thạch Tingmiatornis arctica được phát hiện trên dải dung nham hình thành sau nhiều vụ phun trào núi lửa. Núi lửa phun cacbon dioxide vào khí quyển Trái Đất, gây ra hiệu ứng nhà kính làm khí hậu ấm lên, tạo điều kiện giúp loài chim phát triển mạnh.

"Các yếu tố sinh thái như nguồn thức ăn, môi trường nước ngọt và khí hậu ấm áp đã biến khu vực này thành nơi sinh sống tuyệt vời cho loài Tingmiatornis arctica", John Tarduno, trưởng khoa Khoa học Môi trường và Trái Đất, trường Đại học Rochester, giải thích.

Loài chim mới giúp dựng lên hình ảnh rõ ràng hơn về hệ sinh thái tồn tại 93,9-89,8 triệu năm trước ở khu vực Bắc Cực thuộc Canada. Nó rất khác với nhiệt độ Bắc Cực ngày nay.

"Hóa thạch cho chúng tôi thấy cảnh tượng thế giới khi không có băng ở Bắc Cực", Richard Bono, nghiên cứu sinh tiến sỹ tại khoa Khoa học Môi trường và Trái Đất, trường Đại học Rochester, cho biết.

Phát hiện này sẽ cung cấp thêm thông tin về hiện tượng nóng lên toàn cầu xảy ra khi đó, cũng như dự báo về tương lai biến đổi khí hậu trên Trái Đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hài cốt cặp vợ chồng nắm tay 5000 năm không rời ở Nga

Hài cốt cặp vợ chồng nắm tay 5000 năm không rời ở Nga

Một nhóm nghiên cứu tìm thấy hai bộ hài cốt trong tư thế nắm tay có nguồn gốc khoảng 4.500-5.000 năm trước ở Siberia, Nga.

Đăng ngày: 29/12/2016
Mộ cổ của quan đứng đầu Chợ Lớn phát lộ khi làm đường ở Sài Gòn

Mộ cổ của quan đứng đầu Chợ Lớn phát lộ khi làm đường ở Sài Gòn

Đào đất làm đường nội bộ tại quận 10 (TP HCM), nhóm công nhân phát hiện ngôi mộ bằng đá xanh của vị quan đứng đầu khu Chợ Lớn xưa.

Đăng ngày: 28/12/2016
Tranh cãi về nơi chôn cất Chúa Jesus

Tranh cãi về nơi chôn cất Chúa Jesus

Nhà thờ Mộ Thánh ở Jerusalem chỉ là một trong nhiều địa điểm được cho là nơi yên nghỉ cuối cùng của Chúa Jesus bên cạnh nhiều ngôi mộ khác ở Ấn Độ và Nhật Bản.

Đăng ngày: 28/12/2016
Mộ cổ Ai Cập có thể chứa thi hài pharaoh bị quên lãng

Mộ cổ Ai Cập có thể chứa thi hài pharaoh bị quên lãng

Ngôi mộ 4.200 năm tuổi được tìm thấy ở thành phố Aswan, Ai Cập có thể là nơi chôn cất thi hài những người thống trị đảo Elephantine trong thời kỳ vương quốc cổ.

Đăng ngày: 27/12/2016
Kỹ thuật nấu ăn 10.000 năm làm thay đổi nền văn minh cổ đại

Kỹ thuật nấu ăn 10.000 năm làm thay đổi nền văn minh cổ đại

Người cổ đại có thể dùng nồi chịu nhiệt để nấu thực vật từ 10.000 năm trước, một bước tiến giúp hình thành nơi định cư cố định, hướng tới nền văn minh hiện đại.

Đăng ngày: 27/12/2016
Thành phố cổ bỏ hoang rộng hơn Paris, London ở Mỹ

Thành phố cổ bỏ hoang rộng hơn Paris, London ở Mỹ

Ở đỉnh cao của thành phố, năm 1050, dân số ở đây lên tới 30.000 người. Đây là thành phố lớn nhất thời xưa từng tồn tại, với quy mô vượt xa Paris hay London.

Đăng ngày: 26/12/2016
Loài khủng long rụng sạch răng khi trưởng thành

Loài khủng long rụng sạch răng khi trưởng thành

Hàm răng nhỏ và sắc của loài khủng long Limusaurus, sống ở tây bắc Trung Quốc 160 triệu năm trước, biến mất khi chúng trưởng thành.

Đăng ngày: 24/12/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News