Hóa thạch khủng long chết khi đang ấp trứng
Lần đầu tiên các nhà khoa học tìm thấy hóa thạch khủng long oviraptor trưởng thành với cơ thể nặng nề nằm đè lên trứng để ủ ấm.
Các nhà khoa học phát hiện hóa thạch khủng long oviraptor đang nằm ấp trứng, bên trong vẫn còn lưu giữ phôi thai, ở Cám Châu, Trung Quốc, IFL Science hôm 8/1 đưa tin. Nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Science Bulletin.
Hóa thạch khủng long oviraptor ấp trứng ở Cám Châu, Trung Quốc. (Ảnh: Shundong Bi).
"Đây không phải lần đầu tiên tìm thấy hóa thạch khủng long oviraptor hay phôi thai của chúng. Nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi phát hiện một con khủng long trưởng thành đang nằm ấp trứng và trứng vẫn chứa phôi thai. Đây cũng là hóa thạch oviraptor kèm tổ đầu tiên được tìm thấy ngoài sa mạc Gobi", Shundong Bi, giáo sư tại Đại học Indiana Pennsylvania, tác giả nghiên cứu, cho biết.
Ấp là hành vi nằm đè lên trứng để ủ ấm trong quá trình trứng phát triển, tồn tại ở gà và một số sinh vật khác. Các nhà khoa học từng nghĩ hành vi này không thể có ở khủng long không thuộc nhóm Avialae, tổ tiên của chim hiện đại. Cơ thể nặng nề của chúng sẽ đè nát trứng.
Tuy nhiên, phát hiện mới là hóa thạch đầu tiên của khủng long ngoài nhóm Avialae nằm đè lên những quả trứng chứa phôi thai. Nhóm nghiên cứu tin đây là bằng chứng thuyết phục ủng hộ cho giả thuyết rằng hành vi ấp trứng tồn tại ở một số khủng long ngoài nhóm Avialae.
Điều thú vị là các phôi thai trong trứng đang ở những giai đoạn khác nhau, nghĩa là chúng sẽ nở vào nhiều thời điểm. Điều này thường được quyết định khi con bố hoặc mẹ bắt đầu ấp trứng. "Việc trứng nở không đồng bộ không phổ biến ở khủng long. Hiện tượng này cũng khá khác thường và hiếm ở các loài chim hiện đại, hậu duệ của khủng long", Bi nói.
Phát hiện mới chỉ ra, sự tiến hóa về sinh học sinh sản ở thằn lằn chúa dòng chim (nhóm lớn gồm các động vật có xương sống như khủng long, dực long, tổ tiên của chim ngày nay) rất phức tạp, không phải dạng đường thẳng tăng dần như suy nghĩ trước đây. Các chuyên gia đặt giả thuyết, một số đặc điểm sinh sản của khủng long chân thú ngoài nhóm Avialae có thể là độc nhất vô nhị, không truyền sang cho nhóm Avialae.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.
