Hóa thạch kỷ Phấn Trắng tiết lộ loài khủng long mới

Các nhà cổ sinh vật học phát hiện một loài khủng long có lông chưa từng được biết đến sống cách đây 67 triệu năm ở tây nam nước Mỹ.

Hóa thạch kỷ Phấn Trắng tiết lộ loài khủng long mới
Hình phục dựng loài Dineobellator notohesperus. (Ảnh: UPI).

Loài mới, được đặt tên Dineobellator notohesperus, là một trong những động vật săn mồi cuối cùng lang thang trên Trái Đất trước khi khủng long tuyệt chủng. Giống như họ hàng Velociraptor khét tiếng của chúng, D. notohesperus là một dromaeosaurid, hay khủng long chạy nhanh, thuộc nhóm khủng long chân thú giống chim.

Hóa thạch của con vật được khai quật bên trong một mỏ đá khổng lồ tại lưu vực sông San Juan ở bang New Mexico, Mỹ. Các phân tích cho thấy loài này có chiều dài 1,8 - 2,1 m, cao tầm 1 m khi đứng (tính từ chân đến hông), nhưng chỉ nặng 18 - 22 kg. 

Hóa thạch kỷ Phấn Trắng tiết lộ loài khủng long mới
Cấu trúc xương của D. notohesperus. (Ảnh: CNN).

Loài khủng long giống chim này một chiếc đuôi dài và cơ động, đóng vai trò như bánh lái giúp chúng di chuyển rất nhanh và linh hoạt. Cơ thể được bao phủ bởi một lớp lông vũ dày, đặc biệt ở cẳng tay. Hai chi trước của D. notohesperus khá lớn, nếu so với các loài khủng long khác sống cùng thời điểm như khủng long bạo chúa T-rex.

"Cánh tay mạnh mẽ, kết hợp với bộ móng vuốt sắc nhọn có khả năng gây sát thương và quặp chặt con mồi, cho phép D. notohesperus (thường săn mồi theo đàn) tấn công cả những con khủng long lớn hơn nhiều so với kích thước cơ thể của chúng", Tiến sĩ Steven Jasinski, trưởng nhóm nghiên cứu từ Đại học Pennsylvania, Mỹ cho biết.

Các loài dromaeosaurid được biết đến nhiều hơn ở miền bắc nước Mỹ và Canada. Rất ít hóa thạch được tìm thấy ở khu vực xa hơn về phía nam. Khám phá mang đến cho các nhà khoa học những hiểu biết mới về cuộc sống ở vùng tây nam nước Mỹ trong những thiên niên kỷ diễn ra sự kiện tuyệt chủng của khủng long.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vách đá xói mòn để lộ hóa thạch 15 triệu năm tuổi

Vách đá xói mòn để lộ hóa thạch 15 triệu năm tuổi

Các nhà khoa học nhanh chóng khai quật hóa thạch hai con cá heo cổ đại để chuyển tới bảo tàng khi thấy chúng có nguy cơ sắp hư hại.

Đăng ngày: 28/03/2020
Các nhà cổ sinh vật học tính trọng lượng của khủng long như thế nào?

Các nhà cổ sinh vật học tính trọng lượng của khủng long như thế nào?

Có một điều mà rất nhiều người vẫn luôn thắc mắc đó là chúng ta chỉ tìm được hóa thạch của khủng long, nhưng các nhà cổ sinh vật học luôn có cách tính được trọng lượng của chúng, vậy họ đã làm điều đó như thế nào?

Đăng ngày: 27/03/2020
Loài người sơ khai cũng ăn chay và đu mình giữa các cành cây

Loài người sơ khai cũng ăn chay và đu mình giữa các cành cây

Hàng triệu năm trước, người sơ khai có bộ óc nhỏ, quăng mình từ cây này sang cây khác như những con khỉ và chỉ ăn thức ăn từ thực vật.

Đăng ngày: 27/03/2020
Phát hiện ba loài thằn lằn bay có răng lớn

Phát hiện ba loài thằn lằn bay có răng lớn

Các hóa thạch 100 triệu năm tuổi được tìm thấy ở châu Phi tiết lộ ba loài thằn lằn bay ăn cá khổng lồ, có sải cánh dài tới 4 m.

Đăng ngày: 26/03/2020
Phát hiện hòm sắt bí ẩn trong

Phát hiện hòm sắt bí ẩn trong "thành phố châu báu" của Canada

Hiện tại, do hòm sắt vẫn chưa được mở ra nên nhiều người biết về sự việc đã đồn đoán đây là một hòm chứa vàng thỏi bị bỏ lại do thời kỳ loạn lạc trước kia.

Đăng ngày: 26/03/2020
Hóa thạch 555 triệu năm của tổ tiên loài người

Hóa thạch 555 triệu năm của tổ tiên loài người

Các nhà nghiên cứu tìm thấy sinh vật giống giun nhỏ cỡ hạt gạo, tổ tiên lâu đời nhất trên cây phả hệ bao gồm con người và phần lớn động vật.

Đăng ngày: 25/03/2020
Phát hiện trứng hóa thạch của loài khủng long bí ẩn

Phát hiện trứng hóa thạch của loài khủng long bí ẩn

Năm 1965, dấu tích hóa thạch của quả trứng khủng long được tìm thấy tại Nhật Bản. Mới đây, báo chí dẫn ý kiến chuyên gia cho biết đó là hóa thạch của loài khủng long mới.

Đăng ngày: 24/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News