Hóa thạch làm dấy lên tranh cãi về sự nhấn chìm của New Zealand

Hóa thạch của một loài bò sát giống thằn lằn New Zealand đã được một nhóm các nhà khoa học từ UCL (Đại học cao đẳng London), Đại học Adelaide, và Bảo tàng Zealand Te Papa Tongarewa nhận biết. Hóa thạch, có niên đại 18 triệu năm về trước, đã tạo ra những tranh cãi mới về việc liệu lục địa này có nằm dưới mặt nước biển 25 triệu năm trước hay không.

Ngày nay, loài vật tuatara (Sphenodon) đang bị đe dọa của New Zealand là một loài bò sát giống thằn lắn là kẻ sống sót duy nhất của nhóm động vật có mặt trên toàn cầu vào thời kỳ của khủng long. Tuatara sống trên 35 hòn đảo rải rác quanh vùng biển của New Zealand, loài vật này đã tuyệt chủng ở vùng đất chính do sự có mặt của con người và những loài vât liên quan 750 trước.

Hóa thạch Sphenodon lâu đời nhất có niên đại từ kỷ Pleitoxen (khoảng 34.000 năm trước), trong khi phát hiện mới có niên đại từ 19 đến 16 triệu năm trước. Hóa thạch, có quai hàm và bộ răng giống với tuatara ngày nay, lấp khoảng thời gian 70 triệu năm trong ghi chép hóa thạch của nhóm động vật giữa cuối kỷ Pleitoxen tại New Zealand và cuối kỷ Creta ại Argentina.

Trong bài báo được công bố trên Proceedings of the Royal Society B, nhóm nghiên cứu cho biết phát hiện này đưa ra bằng chứng rằng tổ tiên của tuatara đã xuất hiện trên khu vực rộng kể từ khi nó tách ra khỏi lục địa phí Nam (Gondwana).

Hóa thạch làm dấy lên tranh cãi về sự nhấn chìm của New Zealand
Minh họa hài hước một con tuatara (Sphenodon) tổ tiên nằm trên một miếng đất nhỏ trong thời kỳ New Zealand nằm dưới mặt nước biển. (Ảnh: Alan J D Tennyson, Marc E H Jones.)

Tác giả chính tiến sĩ Marc Jones thuộc Khoa sinh vật học tế bào và phá triển của UCL, cho biết: “Đã có nhiều tranh cãi rằng New Zealand hoàn toàn chìm dưới mực nước biển trong thời kỳ đắm lục địa Oligo-Miocence 25 đến 22 triệu năm trước (Mya). Tuy nhiên, sự đa dạng của những hóa thạch từ thời kỳ Miocence (St Bathans Fauna thuộc nhóm Manuherikia) cho thấy có vẻ như một phần đất liền vẫn nằm lại trên mực nước để đảm bảo sự sống sót của một số loài vật, ví dụ như ếch, cây caori và một số loài côn trùng nước ngọt, cũng như tuatara”.

“Hóa thạch cũng cung cấp bằng chứng đầu tiên rằng tổ tiên của tuatara sống sót tại New Zealand bất chấp những thay đổi khí hậu và môi trường đáng kể, ví dụ như nhiệt độ toàn cầu giảm 8 độ C khoảng 14 triệu năm trước (Trung Miocene)".

Giữa thời kỳ cuối Oligocence và đầu Miocence (35 đến 22 Mya) mực nước biển toàn cầu dâng cao và nhấn chìm New Zealand, nhưng câu hỏi đặt ra là: bao nhiêu? Nếu lục địa Zealandia bị nhấn chìm hoàn toàn, Sphenodon phải tái định cư trên lục địa này từ biển. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào Sphenodon hiện đại, nó có thể bơi, nhưng chỉ với quãng đường ngắn, nó có thể sống sót mà không cần thức ăn trong vài tahngs, nhưng sự khử nước sữ là một vấn đề nghiêm tọng trong cho một chuyến đi dài vì tỷ lệ mất nước cao qua da. Thêm vào đó, không hề có bằng chứng về một bộ phân loài vật này ngoài New Zealand tại thời điểm đó.

Có vẻ như một số bề mặt đất vẫn tồn tại trong thời kỳ lục địa bị nhấn chìm và cho phép tổ tiên của tuatara cùng với số ếch, chim và động vật có vú sống sót quá trình biển lấn, mặc dù lượng đất còn lại tại thời điểm đó vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, kể cả nếu Zealandia bị thu nhỏ đến 1% diện tích bề mặt ngày nay, thì vẫn còn đến 2.500 km vuông, gâpf 1.000 lần diện tích bề mặt của Đảo Stephen (1,5 km vuông), nơi hơn 30.000 tuatara hiện đang sinh sống

Tham khảo:

Marc Jones, Alan Tennyson, Jennifer Worthy, Susan Evans and Trevor Worthy. A sphenodontine (Rhynchocephalia) from the Miocene of New Zealand and palaeobiogeography of the tuatara (Sphenodon. Proceedings of the Royal Society B, 21 January 2009

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Một đợt hạn hán ở Ireland có lẽ đã khiến hoa màu khô héo, nhưng nó cũng mang lại một điểm tích cực, ít nhất là với các nhà sử học.

Đăng ngày: 23/07/2018
Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm có niên đại cách đây khoảng 4.500 năm được giới khảo cổ phát hiện trong quá trình tu bổ đền Kom Ombo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Các nhà khoa học giải mã bí ẩn cuộn giấy cói cổ có niên đại 2.000 năm trong bộ sưu tập của Đại học Basel, Thụy Sĩ, theo Live Science.

Đăng ngày: 21/07/2018
Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Mảnh giấy cói 3.000 năm tuổi của người Ai Cập cổ đại mới được các chuyên gia tìm thấy là một phần của tài liệu có tên gọi Papyrus Salt 124.

Đăng ngày: 20/07/2018
Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Các nhà cổ sinh vật học tỏ ra bối rối khi lần đầu khai quật hóa thạch khủng long bọc giáp đầu đầy gai nhọn ở bang Utah, Mỹ, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018
Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Chiếc quan tài đồ sộ màu đen bí ẩn không chứa xác Alexander Đại đế hay lời nguyền chết chóc như suy đoán trước đó.

Đăng ngày: 20/07/2018
Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Con rắn non bò ra khỏi vỏ cách đây 99 triệu năm ở Đông Nam Á không có cơ hội lớn lên. Thay vào đó, nó bị nhựa cây rơi trúng và cuối cùng chết cứng trong nấm mộ hổ phách.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News