Hóa thạch muỗi truyền bệnh sốt rét trong hổ phách 100 triệu năm

Xác một con muỗi được cho là tổ tiên của muỗi Anophene chuyên truyền bệnh sốt rét ngày nay vẫn nguyên vẹn trong khối hổ phách sau 100 triệu năm.

Các nhà khoa học phát hiện hóa thạch của một con muỗi được bảo quản hoàn hảo trong khối hổ phách 100 triệu năm, IFL Science hôm 12/2 đưa tin. Con muỗi cổ đại có thể hé lộ nguồn gốc của bệnh sốt rét, căn bệnh giết chết hơn 400.000 người mỗi năm.

Hóa thạch muỗi truyền bệnh sốt rét trong hổ phách 100 triệu năm
Khối hổ phách 100 triệu năm lưu giữ xác muỗi cổ đại. (Ảnh: IFL Science).

Nhóm nghiên cứu ở Đại học Oregon, Mỹ, xác định mẫu vật thuộc về một loài muỗi mới và đặt tên cho nó là Priscoculex burmanicus. Khối hổ phách được tìm thấy trong mỏ đá ở Myanmar, có niên đại từ giữa kỷ Phấn trắng. Dù loài muỗi này hoàn toàn mới, nó có nhiều đặc điểm giống muỗi Anophene ngày nay chuyên truyền bệnh sốt rét.

P. burmanicus và muỗi Anophene có mạng cánh, râu, bụng và vòi giống nhau. Điều này chỉ ra loài muỗi mới phát hiện có cùng dòng dõi với muỗi Anophene và có thể truyền bệnh sốt rét từ 100 triệu năm trước. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Historical Biology.

"Những con muỗi có thể là vật trung gian truyền bệnh sốt rét ở thời điểm đó, nhưng đây vẫn là một câu hỏi mở", nhà nghiên cứu George Poinar Jr. ở Đại học Oregon, cho biết. "Ở thời cổ đại, tổ tiên của muỗi Anophene có thể đốt chim, động vật có vú nhỏ và bò sát như ngày nay".

Bệnh sốt rét do một số ký sinh trùng thuộc chi Plasmodium gây ra. Khi muỗi cái nhiễm ký sinh trùng đốt người và động vật để hút máu, chúng đồng thời truyền bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính gần một nửa dân số thế giới có nguy cơ mắc bệnh sốt rét, đặc biệt là người dân sống ở khu vực cận sa mạc Sahara ở châu Phi. Bệnh sốt rét có thể điều trị nhưng chưa có vắcxin phòng bệnh hiệu quả. Các biện pháp phòng ngừa bao gồm phun thuốc diệt muỗi và mắc màn.

Nghiên cứu cũng làm sáng tỏ cách muỗi Anophene lan rộng trên toàn cầu. Các nhà nghiên cứu tổ tiên của chúng vượt qua Gondwana, một siêu lục địa cổ đại, trước khi phân tán ở châu Phi, Nam Mỹ, Madagascar, Ấn Độ, Australia, Nam Cực và Arab. Việc tìm hiểu về quá trình tiến hóa của bệnh sốt rét cũng như mối liên hệ với loài muỗi có thể giúp các nhà khoa học rút ra phương pháp mới để đối phó với căn bệnh này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện bằng chứng lâu đời nhất về sự di chuyển của sinh vật trên Trái Đất

Phát hiện bằng chứng lâu đời nhất về sự di chuyển của sinh vật trên Trái Đất

Những kết quả nghiên cứu vận dụng đồng hồ phân tử công bố trước đây cho rằng sự di chuyển của các sinh vật trên Trái Đất được ghi nhận từ cách đây 570 triệu năm.

Đăng ngày: 13/02/2019
Đan Mạch: Tìm thấy kiếm cổ 900 năm vẫn sắc bén, nguyên vẹn

Đan Mạch: Tìm thấy kiếm cổ 900 năm vẫn sắc bén, nguyên vẹn

Một thanh kiếm còn rất bén được hai công nhân tìm thấy bên dưới cống nước Đan Mạch một cách thần kỳ.

Đăng ngày: 12/02/2019
Tìm thấy bằng chứng về “bia Anh đầu tiên” ở Cambridgeshire

Tìm thấy bằng chứng về “bia Anh đầu tiên” ở Cambridgeshire

Bằng chứng về loại bia đầu tiên được cho là tìm thấy ở Anh, có niên đại từ hơn 2.000 năm trước, đã được các công nhân làm đường phát hiện.

Đăng ngày: 12/02/2019
Phát hiện hóa thạch quý hiếm 185 triệu năm tuổi tại Anh

Phát hiện hóa thạch quý hiếm 185 triệu năm tuổi tại Anh

Aaron Smith, 22 tuổi, là người đã phát hiện ra hoá thạch đặc biệt có vỏ ngoài được bọc bằng chất liệu pyrite.

Đăng ngày: 12/02/2019
Phát hiện hàng trăm cấu trúc đá bí ẩn ở Tây Sahara

Phát hiện hàng trăm cấu trúc đá bí ẩn ở Tây Sahara

Hàng trăm cấu trúc bằng đá được xác định có thể có niên đại hàng ngàn năm trước đã được phát hiện ở Tây Sahara, một khu vực ở châu Phi ít được các nhà khảo cổ học khám phá.

Đăng ngày: 11/02/2019
Hóa thạch chim 52 triệu năm còn nguyên lông

Hóa thạch chim 52 triệu năm còn nguyên lông

Hóa thạch 52 triệu năm của chim cheo leo được tìm thấy ở Mỹ với những chiếc lông còn dính trên cơ thể, phát hiện chưa từng có trước đây.

Đăng ngày: 11/02/2019
Ung thư xương ác tính được phát hiện có từ loài rùa Kỷ Trias

Ung thư xương ác tính được phát hiện có từ loài rùa Kỷ Trias

Ung thư là căn bệnh từng được tìm thấy trong hóa thạch khủng long, xác ướp Ai Cập và hiện là loài rùa già nhất được biết đến từ Kỷ Trias.

Đăng ngày: 10/02/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News