Hóa thạch nguyên vẹn sau 110 triệu năm của khủng long bọc giáp

Hóa thạch nguyên vẹn tới từng chiếc vảy của khủng long bọc giáp trông như đang ngủ say hé lộ một bí quyết ngụy trang.

Các nhà nghiên cứu chính thức đặt tên một chi và loài khủng long bọc giáp mới trên tạp chí Current Biology hôm 3/8, dựa trên hóa thạch 110 triệu năm tuổi tìm thấy ở Alberta, Canada, đang trưng bày tại Bảo tàng Cổ sinh vật học Royal Tyrrell, theo Phys.org. Khủng long Borealopelta markmitchelli thuộc họ nodosaur, là khủng long ăn cỏ sống ở kỷ Phấn Trắng.


Hóa thạch nodosaur tại bảo tàng. (Video: National Geographic).

Nhóm nghiên cứu phân tích bộ xương được bảo quản đặc biệt tốt của hóa thạch dài 5,5 mét với bộ da bọc giáp hoàn chỉnh từ đầu tới đuôi. Họ kết luận nodosaur là mồi săn của nhiều loài động vật ăn thịt, dù chúng có kích thước tương đương một chiếc xe tăng và nặng hơn 1.300kg.

Các nhà khoa học đi tới kết luận trên dựa trên nghiên cứu về da của con khủng long. Borealopelta có lớp da màu sắc tương phản (countershading). Đây là một dạng ngụy trang phổ biến, trong đó da ở phần bụng dưới của con vật sáng màu hơn da ở phần lưng. Phát hiện chỉ ra nodosaur phải đối mặt với nhiều áp lực từ những loài khủng long ăn thịt.

"Việc săn khủng long bọc giáp đồ sộ cho thấy những con khủng long ăn thịt ở kỷ Phấn Trắng nguy hiểm tới mức nào", Caleb Brown, nhà khoa học ở bảo tàng Tyrrell Museum, nhận xét.

Hóa thạch này được một thợ mỏ tình cờ phát hiện ở mỏ Suncor Millennium tại Alberta năm 2011. Trong hơn 5 năm qua, kỹ thuật viên bảo tàng Mark Mitchell dành hơn 7.000 giờ để làm sạch đất đá từ mẫu vật một cách từ từ và chậm rãi. Con khủng long được đặt theo tên Mitchell nhằm ghi nhận công sức của ông.

Hóa thạch nguyên vẹn sau 110 triệu năm của khủng long bọc giáp
Màu da tương phản giúp nodosaur trốn các loài thú ăn thịt. (Ảnh: Bảo tàng Tyrrell Museum).

Hóa thạch này là xác khủng long bọc giáp được bảo quản tốt nhất từ trước tới nay và là một trong những mẫu vật khủng long hoàn hảo nhất trên thế giới, theo nhóm nghiên cứu.

"Con nodosaur này thực sự rất đang chú ý với lớp da còn nguyên vảy bao phủ toàn thân theo cả ba chiều, giúp giữ lại hình dáng ban đầu của con vật. Kết quả là ngày nay nó trông vẫn hệt như khi còn sống ở đầu kỷ Phấn Trắng. Bạn không cần sử dụng nhiều trí tưởng tượng để phục dựng nó. Nếu chỉ nhìn liếc qua, bạn rất dễ tin rằng nó chỉ đang ngủ. Nó sẽ đi vào lịch sử khoa học như một trong những mẫu vật khủng long đẹp nhất và nguyên vẹn nhất. Nó là nàng Mona Lisa của thế giới khủng long", Brown chia sẻ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Pharaoh Ai Cập là người đầu tiên mắc bệnh khổng lồ

Pharaoh Ai Cập là người đầu tiên mắc bệnh khổng lồ

Bộ xương đàn ông tìm thấy năm 1901 trong một ngôi mộ gần Beit Khallaf, Ai Cập, với chiều cao lên tới 1,987 mét, có thể thuộc về Sa-Nakht, pharaoh ở Vương triều thứ ba.

Đăng ngày: 07/08/2017
Xác ướp

Xác ướp "công chúa" gần 1000 tuổi vẫn còn nguyên tóc, lông mi dài cong vút

The Siberian Times đưa tin, các nhà khoa học mới đây đã phát hiện ra xác ướp 1 phụ nữ bị chôn vùi trong lớp băng tuyết ở Bắc Cực và được bọc bởi lớp lông thú dày

Đăng ngày: 06/08/2017
Hệ thống đường hầm bí ẩn từ Thế chiến I dưới nền siêu thị Anh

Hệ thống đường hầm bí ẩn từ Thế chiến I dưới nền siêu thị Anh

Các chuyên gia lịch sử tin rằng hệ thống đường hầm này có thể đã được sử dụng trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới.

Đăng ngày: 05/08/2017
Tìm thấy hóa thạch chim cổ sau thời khủng long tuyệt chủng

Tìm thấy hóa thạch chim cổ sau thời khủng long tuyệt chủng

Theo đó, hóa thạch của bộ chim chuột 62 triệu năm trước cho thấy lớp chim đã “phục hưng”, phân hóa nhanh chóng và đạt tới số lượng lớn như ngày nay.

Đăng ngày: 04/08/2017
Kẻ săn mồi không mặt, đầu 50 gai thời tiền sử

Kẻ săn mồi không mặt, đầu 50 gai thời tiền sử

Rất lâu trước khi khủng long thống trị Trái Đất, loài sâu biển Capinatator praetermissus đã xuất hiện trong các đại dương của kỷ Cambri khoảng 541 triệu năm trước.

Đăng ngày: 04/08/2017
Phát hiện dấu tích của một thành phố cổ ở ngoại ô Vienne

Phát hiện dấu tích của một thành phố cổ ở ngoại ô Vienne

Theo người phụ trách nhóm khảo cổ trên, ông Benjamin Clement, đây là cuộc khai quật di chỉ La Mã có ý nghĩa nhất trong vòng 40-50 năm trở lại đây.

Đăng ngày: 03/08/2017
Loài cá đi bộ dưới đáy biển Indonesia

Loài cá đi bộ dưới đáy biển Indonesia

Một thợ lặn tên Atsushi Sadaki ghi hình cá ếch tản bộ dưới đáy biển ngoài khơi đảo Sulawesi, Indonesia, National Geographic hôm 31/7 đưa tin.

Đăng ngày: 02/08/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News