Hóa thạch xương 160.000 năm lý giải biến thể gene của con người

Hóa thạch xương hàm có niên đại 160.000 năm của người cổ đại là mẫu vật lâu đời nhất từng được phát hiện ở vùng núi cao, lý giải cách con người thích nghi với môi trường thiếu oxy.

Các nhà khoa học mới đây phát hiện hóa thạch xương hàm của người Denisovan - một nhánh của loài người hiện đã tuyệt chủng - có niên đại 160.000 năm tại vùng núi Tây Tạng. Phát hiện là minh chứng loài người từng thích nghi với việc sống ở vùng núi cao sớm hơn nhiều so với ước tính trước đây.

Người Denisovan là loài đầu tiên được phát hiện bên ngoài miền Nam Siberia. Các chuyên gia tin rằng sinh vật này nắm giữ chìa khóa giải thích cách loài người hiện đại tiến hóa để thích nghi với môi trường oxy thấp, theo AFP.

Người Denisovan được phát hiện khoảng một thập kỷ trước. Các nhà khoa học xác định sự tồn tại của nhóm người này thông qua mảnh xương ngón tay và hai răng hàm có niên đại khoảng 80.000 năm, được khai quật tại hang động Denisova ở phía nam dãy núi Altai, Siberia.

Hóa thạch xương 160.000 năm lý giải biến thể gene của con người
Hóa thạch xương hàm của người Denisovan. (Ảnh: AFP).

Tuy nhiên, hóa thạch xương hàm mới được khai quật khiến các nhà nghiên cứu đi đến kết luận rằng người Denisovan từng có dân số rất đông đảo và tồn tại sớm hơn so với dự đoán trước đây.

Jean-Jacques Hublin, giám đốc khoa Tiến hóa Con người của Viện nghiên cứu Max Planck, cho biết: "ngay cả ở thời cổ đại, việc sinh sống ở độ cao 3.300 mét trên cao nguyên Tây Tạng cách đây 160.000 năm là điều không ai có thể tưởng tượng được".

Xương hàm, được tìm thấy trong hang Baishiya Karst ở Xiahe, Trung Quốc, được một nhà sư tặng cho bảo tàng địa phương, trước khi các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu. Do có niên đại lâu lời, xương hàm không có DNA để trích xuất.

Tuy nhiên, Hublin và nhóm nghiên cứu của ông sử dụng phương pháp phân tích protein hiện đại nhất để phân tích mẫu răng và so sánh với các mẫu vật khác của người Denisovan được tìm thấy ở Siberia.

"Tôi nghĩ điều này giúp xác nhận giả thiết từ lâu của tôi, rằng gần như tất cả các hóa thạch tại Trung Quốc và Đông Á có niên đại trong khoảng 350.000-50.000 năm trước có thể là của người Denisovan", Hublin nói.

Hóa thạch xương hàm cũng giải quyết một câu đố khác thách thức giới nhân chủng học trong nhiều năm qua.

Vào năm 2015, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng người dân tộc Tây Tạng và người Hán sống ở núi cao có biến thể bất thường trong gene, được gọi là EPAS1, có chức năng điều chỉnh hemoglobin, phân tử chuyên chở oxy xung quanh máu.

Khi sinh sống ở vùng núi cao, gen sản xuất quá mức hemoglobin và hồng cầu, khiến máu trở nên đặc hơn - nguyên nhân gây tăng huyết áp, nhẹ cân và tử vong ở trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, mẫu biến thể được tìm thấy ở người Tây Tạng làm tăng lượng hemoglobin và hồng cầu ít hơn nhiều, do đó tránh được các vấn đề thiếu oxy khi di chuyển đến những nơi có độ cao trên 4.000 mét.

"Giờ đây chúng ta đã hiểu lý do tại sao. Đó không phải là DNA từ người Denisovan (Siberia), mà là DNA từ người Denisovan của Tây Tạng", ông Hublin giải thích.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chú ong bắp cày này được đặt theo tên của Dracula vì một lý do ai cũng phải bất ngờ

Chú ong bắp cày này được đặt theo tên của Dracula vì một lý do ai cũng phải bất ngờ

Chú ong bắp cày kỳ lạ này được bảo quản kỹ càng trong hổ phách, và nếu nhìn kỹ, bạn sẽ thấy nó có một tập hợp các bộ phận tạo thành cái miệng treo lủng lẳng từ trên đầu.

Đăng ngày: 02/05/2019
Dấu chân 15.600 năm tuổi xác nhận lịch sử loài người tại châu Mỹ

Dấu chân 15.600 năm tuổi xác nhận lịch sử loài người tại châu Mỹ

Các nhà khoa học đã phát hiện dấu chân con người với niên đại 15.600 năm tại miền nam Chile. Đây được coi là dấu vết cổ xưa nhất của loài người ở châu Mỹ.

Đăng ngày: 28/04/2019
Hóa thạch 90 triệu năm trước hé lộ ngoại hình loài giáp xác kỳ quái

Hóa thạch 90 triệu năm trước hé lộ ngoại hình loài giáp xác kỳ quái

Các nhà khoa học phát hiện loài cua mới sống cách đây khoảng 95 triệu năm sở hữu vẻ ngoài tuyệt đẹp, nhiều màu sắc rực rỡ như nhân vật trong phim hoạt hình của Pixar.

Đăng ngày: 27/04/2019
Những cổ vật do

Những cổ vật do "Quan xưởng triều Nguyễn" chế tác

Hơn 200 cổ vật phục vụ sinh hoạt của vua quan triều Nguyễn được trưng bày để giới thiệu về Quan xưởng - đơn vị sản xuất thủ công hoàng gia.

Đăng ngày: 27/04/2019
Phát hiện hàng chục xác ướp trong lăng mộ cổ Ai Cập

Phát hiện hàng chục xác ướp trong lăng mộ cổ Ai Cập

Có khoảng 30 xác ướp, một số là trẻ em được đặt trong ngăn chứa dài ở vách tường thuộc lăng mộ 2.000 năm tuổi.

Đăng ngày: 26/04/2019
Vô tình nhặt được báu vật 3 triệu năm tuổi trên bờ biển

Vô tình nhặt được báu vật 3 triệu năm tuổi trên bờ biển

Một học sinh trung học đã vô tình nhặt được báu vật có niên đại gần 3 triệu năm trên bờ biển.

Đăng ngày: 25/04/2019
28 hài cốt bí ẩn tiết lộ thảm hoạ từ trò chơi con trẻ

28 hài cốt bí ẩn tiết lộ thảm hoạ từ trò chơi con trẻ

Cuộc khai quật mới đây tại Alaska đã xác định một truyền thuyết bi thương là có thật, thông qua các dấu tích trên 28 bộ hài cốt 350 năm tuổi cùng hơn 60.000 cổ vật giá trị.

Đăng ngày: 24/04/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News