Hoàn tất lắp đặt phòng thí nghiệm Kibo trên ISS
Ngày 27-7, hai phi hành gia Chris Cassidy và Tom Marshburn của tàu Endeavour đã thực hiện chuyến đi bộ lần thứ năm và cũng là lần cuối cùng ra ngoài không gian, lắp đặt những chi tiết cuối cùng cho hệ thống phòng thí nghiệm Kibo của Nhật Bản bên ngoài trên trạm không gian quốc tế (ISS).
Trong chuyến đi bộ lần này, hai phi hành gia đã lắp đặt các camera truyền hình, hoàn tất công việc lắp ghép hệ thống phòng thí nghiệm Kibo trị giá 2,4 tỉ USD.
Tàu Endeavour đã lên kế hoạch trở về Trái đất vào ngày 28-7 sau 11 ngày ở trên ISS. Trong chuyến đi này, các phi hành gia của tàu đã trang bị cho hệ thống phòng thí nghiệm Kibo một phòng để đặt các kính viễn vọng và thực hiện những thí nghiệm khoa học khác trong môi trường không gian mở.
![]() |
Hai phi hành gia Tom Marshburn (trái) và Christopher Cassidy trong chuyến đi bộ lần thứ tư ra ngoài không gian (Ảnh: NASA/AP) |
Ngoài ra, họ cũng đã tiến hành thay thế các pin mặt trời của ISS và cung cấp linh kiện thay thế để duy trì hoạt động của trạm sau khi các tàu con thoi ngừng hoạt động vào năm tới.
Một trong số các phi hành gia của tàu Endeavour là Tim Kopra sẽ ở lại ISS, thay thế nhà du hành vũ trụ người Nhật Bản Koichi Wakata đã ở trên trạm trong bốn tháng rưỡi qua.
ISS là một dự án vũ trụ quốc tế lớn nhất của thế kỷ XX và thế kỷ XXI, trị giá 100 tỉ USD với 17 nước tham gia. Trọng lượng hiện tại của ISS là hơn 300 tấn và sẽ đạt 377 tấn sau khi được hoàn thiện. Lúc đầu các nhà khoa học dự tính thời gian hoạt động của ISS trên quỹ đạo là 15 năm. Hiện các nước tham gia dự án đang vạch kế hoạch kéo dài "tuổi thọ" ISS đến năm 2020 và biến nó thành "cảng vũ trụ" để chuẩn bị cho các chuyến nghiên cứu - thám hiểm giữa các hành tinh.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.
