Hoạt động ngoài tàu vũ trụ đầu tiên của các nữ phi hành gia

NASA dự định đưa hai nữ phi hành gia bước ra ngoài Trạm Vũ trụ Quốc tế để khắc phục sự cố về pin trong tuần này.

"Chuyến đi bộ ngoài không gian (spacewalk) đầu tiên được thực hiện bởi các nữ phi hành gia, Christina Koch và Jessica Meir, sẽ diễn ra vào thứ Năm hoặc thứ Sáu", Giám đốc Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) Jim Bridenstine thông báo trên Twitter. Theo kế hoạch, cả hai sẽ có chuyến du ngoạn mạo hiểm bên ngoài Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) để thay thế một bộ sạc pin bị lỗi.


Chân dung Christina Koch (trái) và Jessica Meir. (Ảnh: NASA).

Mỗi pin lithium-ion cần có một thiết bị để điều chỉnh lượng điện sạc vào. Một bộ điều chỉnh như vậy đã gặp sự cố vào tối thứ Sáu tuần trước, khiến một trong ba gói pin mới được lắp đặt ngừng hoạt động. Nhiệm vụ ngoài tàu vũ trụ lần này được NASA tin tưởng giao cho hai nữ phi hành gia đang làm việc trên ISS.

Trong quá khứ từng có 14 nữ phi hành gia thực hiện spacewalk nhưng tất cả đều đồng hành cùng các đồng nghiệp nam. Vì vậy, Koch và Meir đang trên đường tạo nên một cột mốc lịch sử mới. Ban đầu, "màn spacewalk toàn nữ" được lên kế hoạch vào tháng ba, với Christina Koch và Anne McClain, nhưng nhiệm vụ đã bị hoãn lại do những trục trặc liên quan đến bộ đồ bảo hộ.

"Đây là chuyến đi bộ ngoài không gian thứ ba được thực trong tuần này. Tin tốt là chúng ta còn có 4 chuyên gia khác trên ISS để hỗ trợ nhiệm vụ khó khăn này", McClain, người đã trở về Trái Đất hồi tháng 6 dành những lời động viên cho hai nữ đồng nghiệp của cô đang làm việc tại phòng thí nghiệm trên quỹ đạo.

Mặc dù gặp sự cố về pin, phòng thí nghiệm quỹ đạo cùng sáu phi hành gia trên đó vẫn an toàn. "Tình hiện hiện tại nằm trong tầm kiểm soát và các hoạt động khoa học sẽ không bị ảnh hưởng", Kenny Todd, quản lý tại trạm vũ trụ ISS cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News