NASA điều tra vụ phạm tội đầu tiên trên vũ trụ
Nữ phi hành gia NASA Anne McClain bị cáo buộc trộm cắp danh tính và truy cập trái phép vào tài khoản ngân hàng của vợ trong khi đang thực hiện nhiệm vụ trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).
Nữ phi hành gia NASA Anne McClain bị người vợ đã ly thân là Summer Worden buộc tội trộm cắp danh tính và truy cập trái phép vào tài khoản ngân hàng của cô trong khi McClain đang thực hiện nhiệm vụ kéo dài sáu tháng trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).
Nữ phi hành gia Anne McClain - (Ảnh: TASS)
Theo báo New York Times, Summer Worden đã đệ đơn khiếu nại lên Ủy ban Thương mại liên bang (FTC) vào đầu năm nay sau khi phát hiện McClain đã truy cập trái phép vào tài khoản ngân hàng của cô. Gia đình cô Worden thì nộp đơn khiếu nại khác cho Văn phòng Tổng thanh tra của NASA.
Luật sư của McClain cho biết cô không làm gì sai và cô truy cập vào tài khoản ngân hàng trong lúc làm việc ở trạm ISS là để theo dõi tình hình tài chính của gia đình. Đây là điều mà cô cũng làm trong thời gian hai người còn bên nhau.
Tuy nhiên, cô Worden phủ nhận tuyên bố này và gửi đơn khiếu nại lên Ủy ban Thương mại Liên bang. Gia đình cô Worden đã gửi đơn khiếu nại lên Văn phòng Tổng thanh tra của NASA, cáo buộc cô McClain ăn cắp danh tính và truy cập trái phép vào hồ sơ tài chính cá nhân của cô Worden.
Cô McClain bác bỏ các cáo buộc trên Twitter. "Rõ ràng là những tuyên bố này không phải là sự thật. Chúng tôi đang trải qua một cuộc chia li cá nhân đau đớn và lại không may xuất hiện trên các phương tiện truyền thông" - cô McClain viết hôm 21-11. cô nói thêm rằng cô sẽ không bình luận thêm cho đến khi cuộc điều tra kết thúc.
Các nhà điều tra của NASA đã liên hệ với cả hai bên.
McClain là nữ phi hành gia nổi tiếng vì là một trong hai người phụ nữ được chọn cho phi hành đoàn toàn nữ lịch sử, nhưng NASA sau đó đã hủy kế hoạch vì lý do không có bộ đồ phi hành gia phù hợp, làm dấy lên nhiều cáo buộc phân biệt giới tính.
Worden cho biết FTC đã không trả lời đơn khiếu nại của cô nhưng một điều tra viên chuyên về hình sự của NASA đang xem xét cáo buộc.
Khiếu nại liên quan đến truy cập tài khoản ngân hàng từ không gian chỉ là một trong số các vấn đề pháp lý phức tạp trong thời đại du hành vũ trụ và trong tương lai là du lịch vũ trụ.
Vào năm 2011, NASA tổ chức chiến dịch “giăng lưới” nhằm vào một góa phụ là kỹ sư không gian, người này đang tìm cách bán hòn đá lấy từ Mặt trăng.
Năm 2013, một vệ tinh của Nga đã bị hư hại sau khi va chạm với các mảnh vỡ từ một vệ tinh mà Trung Quốc đã phá huỷ trong vụ thử tên lửa vào năm 2007.
Năm 2017, một doanh nhân người Áo đã kiện công ty du lịch vũ trụ nhằm đòi tiền đã đóng cho chuyến du lịch vũ trụ không diễn ra.
“Ở ngoài không gian không có nghĩa là nằm ngoài luật pháp” - ông Sundahl, giám đốc Trung tâm Luật không gian toàn cầu tại Đại học bang Cleveland, cho biết.
Theo ông Sundahl, một vấn đề tiềm năng có thể phát sinh trong bất kỳ vụ án hình sự hoặc vụ kiện nào liên quan đến ngân hàng từ ngoài không gian chính là: các quan chức NASA nên cảnh giác với việc mở các mạng máy tính nhạy cảm của mình, ví dụ như trường hợp bị luật sư đòi kiểm tra.
Vì theo ông, những vấn đề pháp lý đó là không thể tránh khỏi khi con người ngày càng dành nhiều thời gian ở ngoài vũ trụ.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
